VCCI góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP

Diendandoanhnghiep.vn VCCI cho rằng, dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình không phán ánh đúng bản chất của hoạt động phát thanh, truyền hình.

Ngày 12/12/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình (sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý hoạt động phát thanh, truyền hình) tại Hà Nội. 

Trên cơ sở nghiên cứu của chuyên gia và phân tích tổng hợp các ý kiến thu nhận tại Hội thảo, VCCI có văn bản trả lời Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc góp ý dự thảo một số ý kiến đối với Dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP.

Thay đổi về việc nhận diện phạm vi dịch vụ phát thanh truyền hình chưa thật sự rõ ràng

Theo đó, tại lần sửa đổi này, ban soạn thảo đã sửa Điều 3 Nghị định 06 về việc nhận diện phạm vi dịch vụ phát thanh truyền hình.

Thay đổi cơ bản nhất, dự kiến cũng tạo ra tác động lớn nhất của Dự thảo so với Nghị định Nghị định 06 là việc đưa “dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung theo yêu cầu trên hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến người sử dụng” vào diện “dịch vụ phát thanh, truyền hình”, từ đó thiết kế việc kiểm soát dịch vụ này với tính chất kiểm soát dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng, sự thay đổi này chưa thật rõ ràng. Dường như theo Dự thảo này thì các dịch vụ cung cấp các sản phẩm giải trí (phim, nhạc, chương trình giải trí khác) và các “nội dung” khác thực hiện trên nền tảng Internet vốn đang khá phổ biến hiện nay sẽ được xếp vào diện “dịch vụ phát thanh, truyền hình” và thuộc cơ chế quản lý áp dụng đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Từ góc độ pháp lý và thực tiễn, VCCI khẳng định việc xếp các dịch vụ “cung cấp nội dung theo yêu cầu” trên Internet vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình là chưa hợp lý, không phản ánh đúng bản chất của hoạt động phát thanh, truyền hình.

VCCI khẳng định việc xếp các dịch vụ “cung cấp nội dung theo yêu cầu” trên Internet vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình là chưa hợp lý, không phản ánh đúng bản chất của hoạt động phát thanh, truyền hình.

Từ góc độ pháp lý và thực tiễn, VCCI khẳng định việc xếp các dịch vụ “cung cấp nội dung theo yêu cầu” trên Internet vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình là chưa hợp lý, không phản ánh đúng bản chất của hoạt động phát thanh, truyền hình vì:

Thứ nhất, về mặt pháp lý, Phụ lục 4 Luật Đầu tư (về Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện) quy định dịch vụ cung cấp nội dung trên mạng Internet (bao gồm cả theo yêu cầu hoặc không theo yêu cầu) ở mục riêng, độc lập với dịch vụ phát thanh, truyền hình. Do đó việc Dự thảo xếp dịch vụ này vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình dường như mâu thuẫn với quy định của Luật Đầu tư.

Thứ hai, về mặt thông lệ quốc tế, theo phân loại dịch vụ hàng hóa của Liên Hợp Quốc (Hệ thống CPC, phiên bản 2.1) thì dịch vụ phát thanh, truyền hình được xếp vào mã CPC 846 (Broadcasting, programming and programme distribution services), bao gồm các dịch vụ phải gắn với đài phát thanh (radio) hoặc đài truyền hình (television), kể cả các dịch vụ phát thanh, phát sóng trực tiếp hay các dịch vụ liên quan tới phát thanh, phát sóng.

Còn các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên Internet được xếp vào mã CPC 843 (Online content), bao gồm tất cả các dịch vụ cho phép cung cấp các nội dung bất kỳ trên Internet (thông tin bằng văn bản, game, sách, audio, video, film and other video download, streamed video, phần mềm download…).

Như vậy, theo phân loại chung của thế giới thì dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung theo yêu cầu (và cả các nội dung giá trị gia tăng) đang được xem xét trong Dự thảo này được xếp vào nhóm Dịch vụ nội dung mạng (online content) chứ không phải dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Thứ ba, về mặt cam kết quốc tế, mặc dù Việt Nam không có cam kết trong WTO về dịch vụ phát thanh, truyền hình, nhưng lại có cam kết về dịch vụ nội dung trên Internet (On-line information and data processing (incl. transaction processing) – dịch vụ xử lý thông tin và dữ liệu trên mạng, bao gồm cả xử lý giao dịch) mà vào thời điểm đàm phán WTO thì được xếp vào mã CPC 843**, với miêu tả nội hàm hoàn toàn đồng nhất với dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung theo yêu cầu được xem xét tại Dự thảo này.

Nói cách khác, với việc cam kết này, Việt Nam đã chính thức ghi nhận dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nội dung là Dịch vụ nội dung mạng, không phải Dịch vu phát thanh, truyền hình.

Thêm nữa, theo VCCI dù theo pháp luật trong nước Việt Nam có hiểu dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu là gì thì Việt Nam vẫn phải tuân thủ cam kết về việc mở cửa cho dịch vụ này theo cam kết nói trên. Trong khi đó Việt Nam lại chưa cam kết, và trên thực tế, tại Luật Báo chí Điều 51.3.a, chưa mở cửa dịch vụ phát thanh, truyền hình cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu xếp dịch vụ này vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình và do đó không mở cho nhà đầu tư nước ngoài, cần đánh giá đầy đủ nguy cơ vi phạm cam kết WTO về vấn đề này.

Cũng liên quan tới vấn đề này, trên thực tế, hiện đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tham gia vào hoạt động kinh doanh các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên Internet (theo các hình thức đầu tư khác nhau) phù hợp với cam kết của Việt Nam trong WTO. Do đó, nếu nay dịch vụ này bị xếp vào nhóm dịch vụ phát thanh, truyền hình, từ đó các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải rút khỏi các hoạt động kinh doanh này, thị trường các dịch vụ này sẽ có xáo trộn đặc biệt lớn (về đầu tư, tài chính, cạnh tranh). Đồng thời Chính phủ cũng có thể sẽ phải đối mặt với những hệ quả khó dự đoán (ví dụ việc nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Nhà nước theo thủ tục ISDS, Chính phủ nước ngoài có thể kiện Việt Nam theo cơ chế WTO…)

Thứ tư, về mặt thuật ngữ, xét một cách chặt chẽ, phạm vi các dịch vụ phát thanh, truyền hình như định nghĩa tại khoản 1 sẽ không bao gồm các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu mà không sử dụng hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình (chú ý là môi trường/hạ tầng Internet không thể tự động được coi là hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình).

Từ các lý do nêu trên, VCCI đề nghị Ban soạn thảo:

Điều chỉnh lại phạm vi Dự thảo để bảo đảm phạm vi điều chỉnh của Nghị định này chỉ bao gồm các dịch vụ phát thanh truyền hình (thuộc mã CPC 846 theo Hệ thống CPC, phiên bản 2.1 của Liên Hợp Quốc).

Về các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên môi trường Internet mà không thuộc phạm vi phát thanh truyền hình (ví dụ các trang web cung cấp phim, nhạc, các chương trình giải trí, sách, báo, hoặc các sản phẩm trên mạng khác mà nội dung được cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng Internet) VCCI cho rằng đây cũng là các dịch vụ cần được kiểm soát, tuy nhiên việc kiểm soát này cần phải theo cơ chế phù hợp với bản chất của các dịch vụ này và tương ứng với nguy cơ mà các dịch vụ này có thể gây ra đối với các lợi ích công cộng liên quan (chứ không cùng chung cơ chế với dịch vụ phát thanh, truyền hình).

Cần thiết phải thiết lập thêm một cơ chế kiểm soát riêng cho nhóm dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên Internet

Như đã đề cập, dù không phải là các dịch vụ phát thanh, truyền hình, các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên môi trường Internet vẫn là các dịch vụ cần được kiểm soát để bảo vệ các lợi ích công cộng liên quan.

Hiện tại, các dịch vụ như cung cấp phim, nhạc, các chương trình giải trí, sách, báo, hoặc các sản phẩm nội dung trên mạng khác (miễn phí hoặc có thu phí, nội dung được cung cấp theo yêu cầu của người sử dụng Internet hay sẵn có không cần yêu cầu) đang được kiểm soát bởi các hệ thống pháp luật sau:

Hệ thống pháp luật về Internet, trong đó đáng chú ý có Luật công nghệ thông tin, Luật an ninh mạng, Nghị định 72/2013/NĐ-CP, các văn bản liên quan khác

Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó có Luật Sở hữu trí tuệ, Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL về trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông …

Hệ thống pháp luật về thuế, trong đó có Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu …

Hệ thống cam kết quốc tế, trong đó có cam kết WTO về mở cửa thị trường với dịch vụ nội dung Internet (CPC 843**), đặc biệt là cam kết mở cửa thị trường theo Mode 1 (điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cung cấp dịch vụ qua biên giới) và Mode 3 (điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam).

Các hệ thống pháp luật này đang điều chỉnh chung các hoạt động về nội dung trên Internet, không phải thiết kế riêng cho các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên Internet. Mặc dù vậy, chỉ với các hệ thống pháp luật này, các dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên Internet khá phổ biến trong thời gian qua đã được kiểm soát tương đối ở nhiều khía cạnh, và việc triển khai thực hiện khá ổn định, dường như không tạo ra nguy cơ nào lớn hơn các hoạt động dịch vụ nội dung khác trên Internet.

Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc về sự cần thiết phải thiết lập thêm một cơ chế kiểm soát riêng, đặc thù cho nhóm dịch vụ cung cấp nội dung theo yêu cầu trên Internet.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VCCI góp ý Dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714021054 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714021054 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10