Dự thảo Nghị quyết 02 năm 2020 và mục tiêu môi trường kinh doanh đạt ASEAN 4

Diendandoanhnghiep.vn Dự thảo Nghị quyết 02 năm 2020 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 tiếp tục đặt mục tiêu môi trường kinh doanh Việt Nam vào top 4 ASEAN.

Nghị quyết cũng kỳ vọng 2020 là năm tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, cải thiện thứ bậc trên các bảng xếp hạng môi trường kinh doanh. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố Dự thảo Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và những năm tiếp theo.

Dự thảo Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và những năm tiếp theo đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến rộng rãi.

Dự thảo Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và những năm tiếp theo đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến rộng rãi.

Điểm số tăng nhưng thứ hạng còn thấp

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là trọng tâm ưu tiên của Chính phủ trong những năm qua.

Hàng năm, Chính phủ đã ban hành và quyết liệt triển khai nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Sau 5 năm thực hiện nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năm 2019, hầu hết các chỉ số xếp hạng chung của Việt Nam được cải thiện điểm số. Năm 2019 năng lực cạnh tranh quốc gia của nước ta theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới tăng 3,5 điểm và 10 bậc. Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của nước ta theo xếp hạng của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tăng 3 bậc với 6/7 nhóm trụ cột tăng điểm.

Kết quả cải thiện Môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2019 tăng 1,2 điểm. Năng lực cạnh tranh của ngành du lịch theo xếp hạng của WEF có cải thiện thêm 4 bậc.

Các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như trách nhiệm liên quan, do đó đã chủ động và tích cực hơn trong thực hiện các giải pháp nhằm nâng điểm số và thứ hạng các chỉ số thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

Tuy vậy, chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta vẫn tiếp tục xếp vào loại thấp và trung bình thấp; và chỉ xếp thứ 5 hoặc thứ 6 trong các nước ASEAN; đòi hỏi phải tiếp tục nỗ lực cải cách mạnh mẽ để đạt mục tiêu trong nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN.

Nhìn vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhìn nhận, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức do các điều kiện kinh doanh hay thủ tục kiểm tra chuyên ngành bất hợp lý gây nên. Cùng với đó, chi phí về thời gian và tiền bạc thực hiện các thủ tục này còn cao… 

Và mục tiêu môi trường kinh doanh đạt ASEAN 4

Với mục tiêu nâng hạng môi trường kinh doanh trong xếp hạng Doing Business của WB lên 5 - 7 bậc; chỉ số “Năng lực cạnh tranh 4.0” trong xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới lên 2 - 3 bậc; chỉ số “Đổi mới sáng tạo” trong xếp hạng của WIPO lên 2 - 3 bậc và chỉ số “Phát triển Chính phủ điện tử” (theo xếp hạng của Liên hợp quốc) lên 10 - 15 bậc, Dự thảo Nghị quyết 02 đặt ra yêu cầu tiếp tục tập trung cải thiện những chỉ số có điểm số và thứ hạng còn thấp.

Cụ thể, đối với chỉ số “Khởi sự kinh doanh”, lâu nay chỉ số này được đánh giá còn nhiều tiềm năng để cải thiện, song vẫn ở vị trí thấp (vị trí 115 theo Báo cáo Doing Business 2020), Dự thảo Nghị quyết 02 đặt mục tiêu nâng xếp hạng lên 15 - 20 bậc.

Về chỉ số “Cấp phép xây dựng”, Bộ Xây dựng cùng đơn vị liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; giám sát và tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan. 

Đối với chỉ số “Giải quyết tranh chấp hợp đồng” và chỉ số “Phá sản DN”, Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện các giải pháp cần thiết cải thiện các chỉ số này; nghiên cứu, kiến nghị đề xuất sửa đổi Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi phí thi hành án dân sự. Triển khai thu án phí qua hình thức không dùng tiền mặt. Các nhiệm vụ này hoàn thành trong năm 2020.

Dự thảo Nghị quyết 02 cũng nhấn mạnh việc cải thiện các chỉ số như: Tiếp cận tín dụng, đăng ký tài sản… Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa thực chất các quy định về điều kiện kinh doanh; thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách về điều kiện kinh doanh đã thực hiện năm 2018 - 2019; cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Nhưng nhiều chuyên gia khẳng định mục tiêu môi trường kinh doanh Việt Nam lọt top ASEAN 4 là vẫn là một hành trình đầy gian nan và doanh nghiệp mới là thước đo cuối cùng của mọi cải cách.

Nói như ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Nghị quyết vẫn sẽ điểm lại những gì chưa làm được, những gì đã làm được, vẫn sẽ là những giải pháp cho những gì chưa làm được nhưng thước đo cho cải cách lần này không phải là báo cáo của bộ ngành mà là cảm nhận doanh nghiệp, là báo cáo từ các cơ quan độc lập.

“Cắt giảm điều kiện kinh doanh là trách nhiệm phải làm nhưng kết quả này sẽ không được tính là cải cách nếu không cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.

Đây cũng là lý do Dự thảo Nghị quyết 02 lần đầu tiên yêu cầu các bộ, ngành phải công khai bảng so sánh các điều kiện kinh doanh trước và sau khi bãi bỏ, đơn giản hóa và phải thực hiện ngay trong quý I/2020.

Đó cũng được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó giải pháp này đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng trực tiếp thụ hưởng những thành công mà cuộc chiến cắt giảm điều kiênh kinh doanh mang lại.

Dự thảo Nghị quyết 02 sẽ được trình Chính phủ trong những ngày tới và dự kiến ban hành ngay đầu năm 2020.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Nghị quyết 02 năm 2020 và mục tiêu môi trường kinh doanh đạt ASEAN 4 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713597193 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713597193 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10