“Có nhiều điểm tích cực của dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) và phân bổ ngân sách trung ương 2023” nhưng dự báo số tăng thu đang "quá thận trọng trong bối cảnh vĩ mô hiện nay"...
Chia sẻ về triển vọng và thách thức của Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2023, PGS. TS. Vũ Sỹ Cường, Phó Trưởng bộ môn Phân tích chính sách tài chính, Khoa Tài chính công - Học viện Tài chính cho rằng dự thảo có đánh giá và thuyết minh định hướng cơ bản về thay đổi chi tiêu Ngân sách Nhà nước, có thuyết minh về thay đổi các khoản thu, chi chính. Dự thảo cũng đã có đánh giá và so sánh với ước thực hiện 2022 về thu và chi cân đối Ngân sách Nhà nước.
>>>TP.HCM: 10 tháng đầu năm thu ngân sách vượt 1,61% chỉ tiêu năm
Bên cạnh đó, về dự toán chi cân đối NSNN, bản dự thảo đã cho thấy xu hướng thay đổi cơ cấu chi tiêu theo hướng phù hợp hơn khi giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển chiếm 35% tổng chi NSNN, tăng 2,4 điểm phần trăm và tăng 38,1% về giá trị so với dự toán năm 2022; chi thường xuyên chiếm 56,5% tổng chi NSNN, tăng 5,4% so với dự toán năm 2022.
>>>Bội chi ngân sách năm 2022 ước thực hiện bằng 4,5% GDP
Theo nhận định của PGS. TS. Vũ Sỹ Cường, dự toán NSNN và phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 có nhiều điểm tích cực, nhưng dự báo số tăng thu đang "quá thận trọng trong bối cảnh vĩ mô hiện nay" khi chỉ tăng 3,25 % so với ước thực hiện 2022.
Trong nỗ lực cải cách kinh tế và xã hội, Việt Nam đã đặt nhiều mục tiêu về nâng cao hiệu quả sử dụng và minh bạch ngân sách. Ngày 25/10 vừa qua, Báo cáo Công khai Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 do Chính phủ trình Quốc hội đã được Bộ Tài chính công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ.
Theo đó, dự toán tổng thu cân đối NSNN năm 2023 là 1.620,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 0,4% so với ước thực hiện 2022. Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,7% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 13,3% GDP. Dự toán tổng chi cân đối NSNN năm 2023 là 2.076,2 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 291,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với dự toán năm 2022.
Theo đó, bội chi NSNN được ước tính là 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42% GDP, trong đó bao gồm 430.500 tỷ đồng bội chi ngân sách trung ương và 25.000 tỷ đồng bội chi ngân sách địa phương.
>>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương
Những điểm cần lưu ý
Từ góc độ chuyên gia tài chính công, theo PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, báo cáo cũng chỉ ra một số nội dung cần lưu ý. Cụ thể, dự thảo NSNN 2023 thiếu thông tin chi tiết về chi đầu tư, chưa có danh mục dự toán chi đầu tư của ngân sách trung ương.
Theo ông Cường, giải ngân đầu tư công thường xuyên chậm trễ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động của hệ thống doanh nghiệp. Do vậy, cần có những thảo luận chi tiết hơn về chi đầu tư công trong Dự toán NSNN 2023 cả ở cấp trung ương và tổng thể ở địa phương.
Bên cạnh đó, cơ cấu chi NSNN năm 2023 có sự thay đổi rất lớn với việc tăng mạnh chi đầu tư nhưng giải pháp cho việc giải ngân là chưa rõ ràng. Ông Cường đặt vấn đề, nếu tiếp tục giải ngân kém như những năm vừa qua, thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
Mặt khác, báo cáo cũng chưa đề cập đến các phương án dự phòng trong trường hợp nguồn thu NSNN có biến động mạnh. Chưa có kịch bản khác nhau cho kế hoạch tài chính NSNN 3 năm hoặc trung hạn.
Đặc biệt, theo nhận định của PGS. TS. Cường, dự báo số tăng thu năm 2023 quá thận trọng trong bối cảnh vĩ mô hiện nay, chỉ tăng 3,25 % so với ước thực hiện 2022, trong khi lạm phát năm 2023 dự kiến cao hơn 5%.
Có thể bạn quan tâm
16:59, 01/11/2022
15:06, 20/10/2022
19:30, 14/10/2022