Đức - nhân tố "cầu nối" giữa Nga và phương Tây

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia nhận định, Đức sẽ là một nhân tố quan trọng đóng góp vào việc giảm căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây.

>> Tham vọng của Nga và Trung Quốc

Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tới Moscow với thông điệp thiện chí trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine

Trong khi Mỹ và các đồng minh NATO trên khắp châu Âu thể hiện quan điểm cứng rắn với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, Đức là quốc gia duy nhất kêu gọi “thận trọng” khi đề cập đến các biện pháp trừng phạt kinh tế tiềm tàng đối với Moscow.

Khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz bắt đầu chuyến công du hai ngày tới Kiev và Moscow, giới quan sát cho rằng, Berlin sẽ là "cầu nối" nhằm tháo ngòi căng thẳng hiện nay giữa Moskva và phương Tây xoay quanh vấn đề an ninh, trong đó Ukraine là trường hợp điển hình.

Điều này cũng được thể hiện phần nào trong thông báo chung sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Scholz và Tổng thống Putin. Những thông điệp "không muốn chiến tranh" và "sẵn sàng tiếp tục đối thoại" đã được cả hai nhà lãnh đạo phát đi. “Chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo rằng không có chiến tranh ở châu Âu” - Thủ tướng Đức Scholz đã tuyên bố như vậy và được Tổng thống Putin hoàn toàn đồng ý.

Về phần Nga, Moskva luôn bày tỏ hy vọng việc duy trì các kênh đối thoại giữa quốc gia này và phương Tây sẽ có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề Ukraine.

Theo Volodymyr Fesenko, nhà phân tích chính trị tại Kiev và là người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Penta nhận định, hiện nay Đức là đối tác thương mại số một của Nga ở châu Âu, và là khách hàng tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn nhất của Moskva, trong đó dự án cung cấp khí đốt đầy tham vọng Dòng chảy phương Bắc 2 đang trong giai đoạn hoàn thiện.

"Với những mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế, Thủ tướng Đức Scholz có những tuyên bố chừng mực hơn trong vấn đề Ukraine và quan hệ với Nga", chuyên gia này đánh giá. Mặt khác, ông Fesenko cũng cho biết thêm, Thủ tướng Scholz cam kết theo đuổi chính sách của người tiền nhiệm về hợp tác với Nga và có nhiều công cụ kinh tế hữu hiệu trong tay để có ảnh hưởng nhất định đối với tình hình hiện nay là lý do để nhiều người tin tưởng rằng ông sẽ hoàn thành vai trò cầu nối giữa Nga và phương Tây.

Trong cuộc hội đàm, cả Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định các mối quan hệ kinh tế của hai nước có tiềm năng rất lớn. Điều này bao hàm các chủ đề quan trọng như giảm phát thải carbon, các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng nhiên liệu hydro và số hóa nền kinh tế, cũng như biến đổi khí hậu.

Việc hai nhà lãnh đạo khẳng định quan hệ hợp tác kinh tế có thể coi là dấu hiệu cho thấy đây cũng là chìa khóa mở rộng hơn cánh cửa ngoại giao để giải quyết căng thẳng.

Trên thực tế, các mối liên kết kinh tế của Đức và dự án đường ống dẫn khí đốt của nước này - Nord Stream 2 - với Nga, có thể đứng sau cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của Đức. Trong khi Đức nỗ lực hướng tới một tương lai tái tạo, tuy nhiên các chuyên gia đánh giá, nếu Đức quyết định dừng dự án Nord Stream 2, điều đó chắc chắn sẽ gây tổn hại cho đất nước.

“Sự phụ thuộc vào khí đốt của Đức là cao và sẽ tăng cho đến khi có đủ năng lượng tái tạo. Vì vậy, đất nước sẽ cần nguồn cung cấp khí đốt và năng lượng từ nơi khác", Rachel Rizzo, thành viên cấp cao tại Trung tâm Châu Âu của Hội đồng Đại Tây Dương nhận định.

Trong những thập kỷ qua, Đức cảm thấy an toàn khi họ có khả năng thỏa thuận với bất cứ quốc gia nào. Khi nói đến Đức, đất nước này có khuynh hướng trung lập và điều này đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là sau Thế chiến thứ hai. Nhưng có những yếu tố chính trị đang diễn ra ở đây. Đảng SPD của Thủ tướng Đức có lịch sử thân thiện hơn với Nga, trong khi Đảng Xanh phụ trách các vấn đề như ngoại giao, kinh tế và khí hậu có thái độ hiếu chiến hơn và chống lại dự án Nord Stream 2.

>> Vì sao Mỹ - Nga “dị mộng” về Ukraina?

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Sholz tại Điện Kremlin, Moskva

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Sholz tại Điện Kremlin, Moskva

Măc dù cơ hội cho việc giải quyết hòa bình căng thẳng hiện nay giữa Nga và phương Tây đã được mở ra trên bàn đàm phán, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, mối quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây xoay quanh vấn đề Ukraine sẽ chưa được hóa giải trong tương lai gần.

Cựu thủ tướng Thụy Điển đánh giá: “Thật tốt khi Berlin và Paris đang tăng tốc các nỗ lực đối với Donbas, nhưng chúng ta nên hiểu rằng cuộc chơi của Nga vào lúc này còn lớn hơn nhiều, đó là về Ukraine nói riêng, và xa hơn là về "thay đổi toàn bộ trật tự an ninh châu Âu".

Bên cạnh đó, Đức vẫn là một thành viên quan trọng của NATO và khẳng định nước này đoàn kết với các đồng minh phương Tây về mối đe dọa quân sự của Nga đối với Ukraine. Do đó, vị trí "cầu nối" của Đức có thể không bền vững.

Đức được nhìn nhận là một đồng minh đáng tin cậy của Mỹ và Trung Âu cũng như việc duy trì mối quan hệ bền chặt với Moscow sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nếu căng thẳng tiếp tục leo thang, Berlin chỉ có thể làm một trong hai điều đó.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đức - nhân tố "cầu nối" giữa Nga và phương Tây tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713566604 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713566604 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10