Dừng bảo hiểm COVID-19: Người trong cuộc nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều lý lẽ và mổ xẻ đã được đặt ra, song các bên đều giữ quan điểm tại lúc này yêu cầu doanh nghiệp không giới thiệu, triển khai bảo hiểm COVID-19 là thuận tình, phù hợp.

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều ngày 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhất trí với đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 là yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu, hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19.

Cùng với yêu cầu các DNBH không giới thiệu, triển khai sản phẩm mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định

Cùng với yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm không giới thiệu, triển khai sản phẩm mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định "cách ly xã hội" 15 ngày để đảm bảo Việt Nam sớm dập tắt dịch bệnh (ảnh: Quốc Tuấn)

Bảo hiểm đã vào cuộc ra sao?

Trước đó, đã có nhiều đơn vị bảo hiểm tung ra các gói sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và các công ty, doanh nghiệp mua để triển khai bảo hiểm cho cán bộ nhân viên hoặc tặng cho đối tác khách hàng của mình. Có thể kể tên một loạt các đơn vị bảo hiểm đi đầu trong đáp ứng nhu cầu phát sinh bởi dịch bệnh, như Bảo hiểm Quân đội MIC; Tổng Công ty Bảo hiểm PVI, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD)...

Nhìn chung, sản phẩm bảo hiểm COVID-19 xuất hiện ngay trong mùa dịch đã được các công ty bảo hiểm khiển khai khá nhanh nhạy. Các gói bảo hiểm tung ra, giá trị phí đóng không quá lớn so với thu nhập bình quân trên đầu người và mức chi trả cho dịch vụ y tế/ người tại Việt Nam. Thời gian để triển khai các gói bảo hiểm, do tính chất đi cùng dịch bệnh (dự phóng và kỳ vọng ngắn hạn) nên không dài. Ngoài ra còn có đặc thù chung là mức thụ hưởng của người mua bảo hiểm chiếu theo điều kiện được bảo hiểm cũng không quá lớn, không bao gồm chi trả các dịch vụ y tế trên cơ sở liên kết với hệ thống các đơn vị y tế khám chữa bệnh như các sản phẩm bảo hiểm dành cho chăm sóc y tế thông thường. Giá trị gói bảo hiểm cơ bản mang đến cho người mua là tăng tiền phụ phí sinh hoạt trong quá trình chăm sóc y tế nếu bị nhiễm và bảo hiểm tử tuất nếu chẳng may người có bảo hiểm rủi ro tử vong. Điều này hẳn xuất phát từ thực tế người nhiễm bệnh COVID-19 tại Việt Nam đang được Chính phủ Việt Nam miễn phí hoàn chi phí khám chữa bệnh và cho đến nay, Việt Nam đã rất thành công ở những giai đoạn đầu tiên khống chế dịch bệnh, đồng thời khám chữa hiệu quả chưa để xảy ra ca bệnh tử vong nào.

Sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm với tính chất Anti Corona bước đầu nhận được sự hưởng ứng theo quan hệ cung cầu. Nhiều đơn vị ngân hàng cũng nhanh nhạy đã kết hợp với đối tác để triển khai các sản phẩm bảo hiểm này đến khách hàng nhanh hơn, qua đó tăng thêm nguồn thu phí dịch vụ, bù đắp nguồn thu đang hẹp hiện nay. Một số ngân hàng cũng đồng thời triển khai mua bảo hiểm cho CBNV của mình, tăng thêm chế độ an sinh ngoài chính sách thông thường; hay mua bảo hiểm để tặng đối tác, khách hàng giao dịch, thực hiện trách nhiệm cộng đồng (CSR) như tặng bảo hiểm cho các đối tượng y bác sĩ, tình nguyện viên...trên tuyến đầu chống dịch. 

Bàn về quyết định dừng bảo hiểm COVID-19

Ngay khi Thủ tướng ra quyết định yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu, hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19, các doanh nghiệp bảo hiểm đã ngay lập tức tuân thủ yêu cầu này. Ghi nhận riêng của DĐDN là một số ngân hàng đang trong giai đoạn có kế hoạch triển khai các chương trình tặng bảo hiểm đến đối tác khách hàng trong chương trình CSR chung tay chống dịch cũng lập tức rút lại thông tin và chương trình. Tuy nhiên, các tổ chức không chia sẻ cụ thể sẽ xử lý ra sao với các thỏa thuận theo gói số lượng lớn trước đó cùng đối tác bảo hiểm. 

Một câu hỏi đặt ra là những chương trình đã được ký, theo hợp đồng người mua đã mua gói Anti-Corona trước đó, thì xử lý ra sao?

Chiều ngày 31/3, Phó cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính Nguyễn Quang Huyền đã có công văn số 3786 yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ quán triệt trong hệ thống, đại lý về việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến COVID-19. Công văn có hiệu lực ngay tại thời điểm ký và các doanh nghiệp đã nghiêm chỉnh thực hiện như nêu trên. 

Điển hình có Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm bưu điện (PTI), đơn vị trước đó phối hợp với nhiều ngân hàng triển khai sản phẩm Anti COVID-19 lập tức có văn bản thông báo về việc dừng triển khai sản phẩm này đến các đại lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. PTI cũng khẳng định với các khách hàng đã tham gia gói bảo hiểm trên, PTI cam kết vẫn sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Nhiều đơn vị khác cũng cho biết đối với hợp đồng bảo hiểm Corona đã cấp, vẫn có đầy đủ hiệu lực bảo hiểm đến khi hết hợp đồng. Theo đó, người mua trước thời hạn 31/3 đều có thể yên tâm được doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực thi các nghĩa vụ của mình.

Tuy vậy, vẫn còn băn khoăn khác là vì sao bảo hiểm dịch COVID-19 không nên được triển khai, khi thị trường đã vận hành mua bán sản phẩm theo quy luật có người mua ắt có kẻ bán?  

Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ông Ngô Trung Dũng chia sẻ: Nếu như trước đây, chiến tranh và dịch bệnh là không thể bảo hiểm được, thì vài chục năm gần đây, khi nền y tế dự phòng và khám chữa bệnh ngày càng phát triển, vai trò và hiệu quả hoạt động của Tổ chức y tế thế giới ngày càng cao, dịch bệnh không còn là vấn đề lớn. Tương tự là bảo hiểm chiến tranh. 

Song ông Dũng cũng chia sẻ, trong thời điểm nhạy cảm, cả nước đồng lòng, chung tay chống dịch, chỉ cần có ý kiến phản biện một hoạt động nào đó để đảm bảo việc phòng chống dịch an toàn tuyệt đối, người đứng đầu Chính phủ cũng có thể đã lưu tâm xem xét. 

"Cần nhấn mạnh rằng Thủ tướng đã chỉ đạo thì đương nhiên các doanh nghiệp phải tuân thủ. Thủ tướng có cái nhìn từ đại cục, bảo đảm thành công chung của việc chống dịch!", ông khẳng định.

Trước đó, ngày 24/3/2020, Cục Quản lý Bảo hiểm Bộ Tài chính đã công văn số 128 nhắc nhở các doanh nghiệp bảo phi nhân thọ về việc sản phẩm bảo hiểm sức khỏe phải được phê chuẩn trước khi triển khai, nếu không sẽ bị phạt tiền theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP, đề nghị các doanh nghiệp phải rà soát chấn chỉnh. Vị Lãnh đạo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng cho biết các sản phẩm bảo hiểm COVID-19 hiện tại được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán, đã đăng ký và được Bộ Tài chính phê chuẩn. Song cũng đã có trường hợp có doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa nhận được sự phê chuẩn của Bộ Tài chính, đã quảng cáo, chào bán cho người dân, dẫn đến công văn nhắc nhở này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dừng bảo hiểm COVID-19: Người trong cuộc nói gì? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713547605 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713547605 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10