Đừng để “tham mưu” trở thành “mưu tham”

Diendandoanhnghiep.vn Đừng để “tham mưu” trở thành “mưu tham”, tránh “mưu lược” thì ít, “mưu mô” thì nhiều.

>> Khánh Hòa: Sở Kế hoạch và Đầu tư "thừa nhận" tham mưu thu hồi dự án sai

Một trong những nguyên nhân gây ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ tổ chức Đảng và trong Nhân dân là do không ít quyết sách, chỉ thị, quy định, lời phát ngôn… của cán bộ hoặc cơ quan có thẩm quyền không phù hợp với thực tiễn, không “xứng tầm”, thậm chí là vô lý, gây cười.

Dự án Khu du lịch Thụy Việt - Cam Ranh lao đao vì những quyết định bất thường

Dự án Khu du lịch Thụy Việt - Cam Ranh lao đao vì những quyết định bất thường

Nguy hiểm hơn, khá nhiều người giữ cương vị lãnh đạo bị xử lý kỷ luật, thành tội phạm vì ký những văn bản có nội dung trái pháp luật. Dư luận thường chỉ phê phán, “ném đá” những cán bộ lãnh đạo này. Nhưng thực tế cũng có những sai sót, vi phạm do cán bộ, nhân viên làm công tác tham mưu, giúp việc trực tiếp gây ra mà người lãnh đạo không thể kiểm soát hết và phải chịu trách nhiệm.

Tức là, khi người phò tá, tham mưu phẩm chất không trong sáng, vụ lợi thường dễ bị mua chuộc, lôi kéo, cố tình gài lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm vào các văn bản liên quan đến chế độ, chính sách, quyết định các vấn đề về tài chính, ngân sách như mua bán tài sản công, đấu thầu… Đây là vấn đề nhức nhối, rất đáng báo động.

Thực tế cũng cho thấy, không nhiều Thủ trưởng nắm chắc, hiểu sâu về quản lý kinh tế, ngân sách, nhất là các nguyên tắc, thủ tục, danh mục thu-chi tài chính (do không được đào tạo chuyên sâu). Ngay cả những Thủ trưởng nắm chắc nội dung này thì cũng không đủ thời gian để nghiên cứu kỹ hàng chục, hàng trăm văn bản dày cộp mỗi ngày bởi còn phải làm rất nhiều việc khác.

Lại cũng có không ít trợ lý, người giúp việc mượn danh, núp bóng Thủ trưởng để gạ gẫm cơ sở và cán bộ, nhân viên cấp dưới. Kiểu “cáo mượn oai hùm” này vô cùng nguy hại vì nó làm cho cấp cơ sở và quần chúng nhân dân mất niềm tin vào cán bộ lãnh đạo, sâu xa hơn là mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước vì nhiều người tưởng các Thủ trưởng chỉ đạo làm như vậy.

Đó là chưa kể còn có hiện tượng một số trợ lý được Thủ trưởng giao góp ý dự thảo bài viết, bài phát biểu do cơ quan chuyên môn chuẩn bị nhưng lại không đọc kỹ, không hiểu sâu mà lại “thích chỉnh sửa để thể hiện mình giỏi”, dẫn đến sửa không phù hợp, đúng thành sai, làm hỏng cả bài viết mà Thủ trưởng cũng không thể kiểm soát hết được. Ngôn từ phát ra thì người ta chỉ khen-chê người đăng đàn phát biểu, người đứng tên tác giả, đâu cần biết ai là người giúp chuẩn bị, chỉnh sửa nội dung.

>> Doanh nghiệp sắp phá sản vì... tỉnh đợi tham mưu?

>> Cơ quan tham mưu sai, doanh nghiệp chịu thiệt hại?

>> Đặc xá quá nhiều là do… lỗi tham mưu

Người xưa có câu “Thần thiêng nhờ bộ hạ”. Câu này cũng có nghĩa ngược lại “Thần mất thiêng cũng vì bộ hạ”. Nhất là khi tham mưu bị ai đó biến thành “mưu tham” thì lúc ấy “thần” không chỉ mất thiêng mà còn thân bại, danh liệt.

Sự việc đau lòng và cũng là bài học sâu sắc cho người làm công tác tham mưu đó là thời gian gần đây, một số thư ký, trợ lý của cán bộ cao cấp làm cho lãnh đạo bị “mất thiêng” càng cho thấy mức độ quan trọng của đội ngũ này đối với vị thế của Thủ trưởng trực tiếp nói riêng, uy tín của thể chế chính trị nói chung.

Trong những sự vụ này, nếu như họ là nạn nhân bị lợi dụng, lừa dối do yếu kém năng lực hoặc mất cảnh giác, thì nhẹ nhất, Thủ trưởng của họ phải chịu kỷ luật theo quy định trách nhiệm người đứng đầu. Nếu như vì lợi ích của mình, họ đã lừa dối Thủ trưởng để tiếp tay cho các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Hoặc trong trường hợp phát hiện họ là “cánh tay vươn dài” thực hiện ý đồ đen tối cho sếp, thì không chỉ họ mà cả thủ trưởng của họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Từ thực tế nói trên có thể thấy, vai trò của cán bộ, nhân viên làm công tác tham mưu, trợ lý giúp việc là vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và điều hành công việc của tất cả các tổ chức. Những người làm nhiệm vụ này rất gần gũi với Thủ trưởng và được Thủ trưởng tin cậy, giao cho các công việc quan trọng, liên quan tới cả tổ chức, nhiều người.

Có lẽ vì tầm quan trọng này mà vào tháng 8/2021, Bộ Chính trị đã ban hành quy định số 30 về tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình bổ nhiệm, chính sách, chế độ đối với chức danh trợ lý, thư ký. Quy định này nêu rõ các chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký; số lượng trợ lý, thư ký đối với từng chức danh lãnh đạo và các nội dung liên quan khác. Đơn cử, chức danh trợ lý, thư ký phải có phẩm chất đạo đức trong sáng; không cơ hội, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để vụ lợi; gương mẫu, chấp hành nghiêm kỷ luật công tác, kỷ luật phát ngôn; giữ bí mật nội dung công việc...

Có điều, dường như công tác tham mưu và những quy định của Bộ Chính trị chưa được các cấp thực hiện nghiêm túc nên mới dẫn đến không ít sự việc đau lòng, đáng tiếc xảy ra như vậy. Đồng thời, cũng từ các sự việc đáng tiếc vừa qua cũng là bài học để chúng ta chấn chỉnh lại các quy định liên quan đến đội ngũ làm công tác tham mưu.

Có thể nói, cán bộ tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Song, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải nhạy bén, sáng tạo. Phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đừng để “tham mưu” trở thành “mưu tham” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713550719 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713550719 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10