Dừng thu phí QL 91 do sai vị trí: Phương án nào cho trạm thu phí BOT T2?

Diendandoanhnghiep.vn Cho dù Bộ GTVT và các cơ quan ban ngành dùng phương án nào đi chăng nữa thì cũng cần phải hài hòa lợi ích của người dân địa phương và doanh nghiệp.

Dời trạm đúng vị trí...

Như DĐDN đã thông tin, trạm thu phí T2, thuộc dự án BOT QL 91 do Công ty CP đầu tư QL 91 Cần Thơ - An Giang làm chủ đầu tư. Dự án triển khai là cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối huyện Lấp Vò và quận Thốt Nốt (Cần Thơ), được khánh thành vào 19/5/2019. Tuy nhiên, sau khi trạm tu phí đi vào hoạt động thì ngay lập tức đã bị nhiều tài xế phản ứng, bức xúc vì cho rằng “đoạn đường mà họ đi khá ngắn, khoảng cách chỉ vài trăm mét (hướng qua cầu hướng vào địa bàn tỉnh An Giang) nhưng phải đóng tiền qua trạm thu phí T2 cho toàn tuyến là bất hợp lý”.

Trao đổi tị chương trình cà phê doanh nhân, nhiều doanh nghiệp tỉnh An Giang, cho rằng:Cho dù Bộ GTVT và các cơ quan ban ngành dùng phương án nào đi chăng nữa thì cũng cần phải hài hòa lợi ích của người dân địa phương và doanh nghiệp.

Trao đổi tại cà phê doanh nhân, nhiều doanh nghiệp tỉnh An Giang, cho rằng: Cho dù Bộ GTVT và các cơ quan ban ngành dùng phương án nào đi chăng nữa thì cũng cần phải hài hòa lợi ích của người dân địa phương và doanh nghiệp.

Trao đổi tại chương trình cà phê doanh nhân hàng tuần, nhiều ý kiến của doanh nghiệp tại An Giang đều cho rằng: Việc đặt trạm BOT T2 vấp phải sự phản ứng quyết liệt của 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và ngay cả người dân TP. Cần Thơ là điều dễ hiểu. Bởi trên thực tế, các phương tiện chỉ sử dụng vài trăm mét trên QL91 (chưa hề sử dụng 1km nào đến QL91B) để qua lại giữa các địa phương, hoặc xuống phà Vàm Cống nhưng phải trả phí toàn tuyến (45km của QL91 và QL91B) là điều không thể chấp nhận. Bên cạnh đó, trạm BOT T1 và T2 chỉ cách nhau 32km, vi phạm về khoảng cách tối thiểu đặt trạm của chính Bộ GTVT (ít nhất cách nhau 40km) là cần phải xem lại.

Trao đổi tại buổi cà phê doanh nhân, ông Nguyễn Ngọc Xuân - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô An Giang, cho rằng: Trước khi thông xe cầu Vàm Cống, đơn vị đã nhiều lần kiến nghị di dời trạm nhưng Bộ GTVT “chỉ đồng ý phương án miễn, giảm và vẫn tiếp tục đặt trạm cho đến nay, thậm chí ngay cả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cuối năm 2017, về việc giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tìm giải pháp đặt trạm BOT T2 phù hợp nhất, trước khi khánh thành cầu Vàm Cống".

Điều đáng nói là khi cầu Vàm Cống khánh thành và thông xe ngày 19/5/2019. Nhiều người dân, lái xe và các doanh nghiệp đã phản ứng quyết liệt, nhưng Tổng cục Đường bộ Việt Nam thay vì đề xuất phương án hợp lòng dân thì lại gửi công văn hỏa tốc ngày 24/5, yêu cầu mở rộng bán kính miễn, giảm từ 5km lên 10km xung quanh trạm là hết sức khó hiểu. “Chúng tôi kiên quyết không đồng ý giảm 50% như trước nữa. Phương tiện chỉ sử dụng có 300m QL91, chưa tới 1% tuyến đường BOT là qua cầu Vàm Cống sao phải trả tới 50%. Chưa kể, những phương tiện từ các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh (ngoài bán kính 10km quanh trạm BOT T2), phương tiện từ các địa phương khác đến An Giang kinh doanh, du lịch, làm việc phải đóng phí 100% thì chẳng khác nào cản trở, kìm hãm An Giang phát triển. Do đó, chúng tôi sẽ không lập danh sách giảm giá thêm bất kỳ phương tiện nào, mà yêu cầu chỉ tính phí đúng theo cự ly sử dụng tuyến BOT” - ông Nguyễn Ngọc Xuân nhấn mạnh.

...để hài hòa lợi ích

Tương tự, ông Trần Minh Tâm – Tổng giám đốc Công ty Môi trường Đô thị An Giang, cho rằng: Trước những vấn đề về bất cập tại trạm thu phí T2, và thông qua 2 hiệp hội, chúng tôi đã đề nghị Bộ GTVT thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về di dời trạm BOT T2, cụ thể: Tại Thông báo số 05/TB-VPCP, ngày 4/1/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh An Giang ngày 6/12/2017). Trường hợp nào đó không thực hiện được theo ý kiến chỉ đạo, thì cần báo cáo Thủ tướng, xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo”. Việc tổ chức thực hiện thu phí phải hợp lý, công khai, minh bạch để tạo sự đồng thuận trong xã hội và người sử dụng dịch vụ đường bộ”.

Trường hợp xấu nhất không thể di dời trạm thì chúng tôi sẽ chọn phương án là “đi bao nhiêu, trả bấy nhiêu”

Trường hợp xấu nhất nếu không thể di dời trạm thì người dân và doanh nghiệp sẽ chọn phương án là “đi bao nhiêu, trả bấy nhiêu”.

Cũng theo ông Tâm, vừa qua thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Đôn Tuấn Phong (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang) cũng đã đề nghị Bộ GTVT tích cực và nghiêm túc nghiên cứu phương án xử lý trạm BOT T2 theo hướng “phương tiện giao thông sử dụng dịch vụ bao nhiêu thì trả tiền đúng bấy nhiêu”. Nếu không, Bộ GTVT nên xây dựng phương án di dời trạm. Và rõ ràng, vấn đề này chính Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, cũng đã thừa nhận bất cập tại trạm BOT T2, đặc biệt khi lượng phương tiện lớn di chuyển hướng QL80 về An Giang và ngược lại phải đóng phí toàn tuyến dù chỉ sử dụng có 300m BOT là bất hợp lý. Việc Bộ GTVT đang nghiên cứu cả phương án di dời trạm thu phí T2 là điều đáng mừng vì có tính chất cầu thị. Xét cho cùng, điều mong muốn nhất của người dân và doanh nghiệp là cho dù chọn phương án nào đi chăng nữa thì cũng phải hài hòa lợi ích, chia sẻ khó khăn để cùng nhau phát triển. Trường hợp xấu nhất không thể di dời trạm thì chúng tôi sẽ chọn phương án là “đi bao nhiêu, trả bấy nhiêu” – ông Tâm nhấn mạnh.

Tuyến QL 91 được nâng cấp cải tạo mặt đường với tổng chiều dài gần 37km (không tính các tuyến tránh). Tuyến QL 91B được đầu tư nâng cấp cải tạo mặt đường với tổng chiều dài gần 16km.

Tổng mức đầu tư hơn 1.720 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 400 tỉ đồng, vốn công ty tự có 280 tỉ đồng, còn lại vay ngân hàng.

Sau khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư được phép thu phí trong thời gian là (17 năm 9 tháng), với 2 trạm thu phí T1 và T2 đặt trên tuyến QL 91. Mức giá thu phí thấp nhất 35.000 đồng, cao nhất là 200.000 đồng/lượt xe.

Sau quyết toán, vốn đầu tư giảm được 300 tỉ đồng, nhưng mức giá thu phí vẫn giữ nguyên. Thời gian thu phí hoàn vốn cho toàn dự án được Bộ Tài chính thông qua cho phép nâng lên thêm 6 năm 4 tháng.

Thế nhưng, sau đó một lần nữa Tổng cục Đường bộ đã có quyết định cho phép thời gian thu phí hoàn vốn của dự án này tăng lên đến 43 năm với lý do là thời gian vừa qua có xem xét giảm giá vé cho một lượng xe khu vực xung quanh trạm thu phí.

Ngày 25/5, trạm thu phí BOT T2 trên quốc lộ 91 đã nhận được lệnh từ công ty, do đó, từ 15h cùng ngày, trạm đã dừng thu phí, chờ phương án giải quyết từ cấp trên. Riêng trạm T1 cách đó khoảng 32 km vẫn thu phí bình thường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dừng thu phí QL 91 do sai vị trí: Phương án nào cho trạm thu phí BOT T2? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714084436 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714084436 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10