[Đường sắt Việt Nam]: Đường nào cho đường sắt?

Diendandoanhnghiep.vn Từng phát triển mạnh mẽ nhưng rồi “ngủ quên” khiến ngành đường sắt Việt Nam đang ngày càng tụt hậu. Vậy con đường sắp tới của đường sắt sẽ ra sao để lấy lại vị thế của mình?

Vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.

Già nhưng... không lớn

Có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, đường sắt từng là phương tiện vận chuyển chiếm ưu thế so với các loại hình vận tải khác.

Những người đang làm việc trong ngành đường sắt hẳn rất tự hào về lịch sử này, nhưng có lẽ, họ trung thành quá lâu với những thứ vốn phải bỏ đi nên đường sắt Việt Nam vẫn khoác trên mình tấm áo cũ kỹ, lạc hậu. Chuyện này chẳng mới mẻ gì cả, tuy nhiên cơ thể yếu mòn ấy đã sức cùng lực kiệt, bây giờ không nói - còn chờ đến lúc nào?

>>>Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có giải pháp xử lý phù hợp.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, có giải pháp xử lý phù hợp trước phản ánh của Báo Diễn đàn doanh nghiệp về ngành đường sắt.

Điều này khiến đường sắt Việt Nam từ chỗ mang ưu điểm vận tải khối lượng lớn, giá rẻ, an toàn, đúng giờ… đã trở thành nơi tiêu tốn tiềm lực quốc gia.

Trong đó, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty đường sắt Việt Nam hiện nay bao gồm 23 đơn vị trực thuộc và 13 cơ quan tham mưu giúp việc trực tiếp; 24 công ty cổ phần, 2 công ty con (là công ty cổ phần hoặc 2 thành viên trở lên) và 16 công ty liên kết.

Đây là một bộ máy quá cồng kềnh, cáng đáng quá nhiều nhân sự hưởng lương, phân chia nhiều thứ bậc, chức vụ. Có nghĩa là chi thường xuyên chiếm một khoản rất lớn, “ăn” vào nguồn vốn tái đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

Việc tổ chức quá nhiều ban, ngành, đơn vị trực thuộc làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài thời gian triển khai các quyết định từ thượng tầng. Từ một đơn vị kinh doanh lại mất quá nhiều thì giờ để thực thi các mệnh lệnh hành chính. Hay nói cách khác, hành chính hóa là một trở ngại!

Hệ quả là mỗi năm ngân sách phải bù lỗ cho ngành đường sắt 1.500 tỷ đồng, đến năm 2020 ngành này cần tới 10 tỷ USD để tái đầu tư và bảo trì cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân ngành này chắc chắn không thể trang trải.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Thảm cảnh bết bát của Đường sắt Việt Nam có nguyên nhân bao trùm là chậm đổi mới, về tư duy kinh tế thị trường, và đặc biệt là tình trạng chậm đổi mới về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật.

Hàng trăm năm nay đường sắt vẫn trung thành với khung khổ do người Pháp để lại. Hạn chế của khổ ray 1m là tốc độ thấp, tính an toàn không cao, năng lực vận chuyển đã tới hạn từ lâu.

Do đường ray khổ hẹp nên đầu máy, toa xe không thể “vác tre đầu ngọn”, nó hoàn toàn không thể tích hợp với công nghệ đường sắt hiện đại có tính đồng bộ hệ thống.

Điều này tiếp tục tạo ra mâu thuẫn là nếu cải tạo, nâng cấp thì làm sao áp dụng được công nghệ tân tiến? Trong khi công nghệ tàu Shinkansen (Nhật) , TGV (Pháp)…bản thân nó là một tổ hợp hoàn chỉnh!

Đường sắt cần có một cuộc cách mạng về hạ tầng, hay nói đúng hơn - dù rất tốn kém nhưng một tuyến đường sắt khổ rộng, tốc độ cao, hiện đại là cần thiết. Phương án 26 tỷ USD cho tốc độ 200km/h của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem ra hợp lý với tình hình của nước ta hiện tại.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Phép cộng cơ học

Tại Việt Nam, ở thế kỷ trước, đường sắt thậm chí có lúc đảm nhận tới 70% khối lượng hàng vận chuyển trên cả nước. Nhưng 3 năm qua, này chỉ là 1,34%, 1,33% và 1,30%.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này, là do ngành đường sắt không được đầu tư tương xứng với quy mô phát triển của nền kinh tế. Đáng lý ra, cùng với sự phát triển và hình thành những doanh nghiệp lớn, khối lượng hàng hóa nhiều thì càng khai thác được tối đa lợi thế của ngành đường sắt – vận chuyển khối lớn.

Tuy nhiên, nhiều năm qua, ngành đường sắt không được đầu tư đúng mức, nhất là hệ thống hạ tầng thu gom hàng hóa để phục vụ vận chuyển. Nếu như cảng biển hiện nay có hệ thống thu gom, bốc xếp, tháo dỡ – dù ở mức manh nha hoặc quy mô nhỏ - thì đường sắt gần như không có. Thậm chí, một số ga tàu hiện nay, việc bốc xếp vẫn hoàn toàn thủ công.

Vấn đề này hiện hữu ở cả hệ thống của VNR.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Mở đường cho đầu tư tư nhân

Rõ ràng, đường sắt cần có hình thức đầu tư hợp lý và hành lang pháp lý rõ ràng để hút vốn đầu tư tư nhân. 

Chỉ trong vài năm qua, ngành GTVT đã huy động được hàng trăm nghìn tỷ đồng từ tư nhân để đầu tư xây dựng và nâng cấp cải tạo hàng chục công trình giao thông lớn, trong đó có cả các tuyến cao tốc hiện đại. Tuy nhiên, đáng buồn là việc kêu gọi xã hội hóa gần như mới chỉ diễn ra ở đường bộ, những lĩnh vực khác, đặc biệt là đường sắt mới chỉ dừng ở dạng tiềm năng.

Để phát huy vai trò, thế mạnh của ngành đường sắt phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn tới, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có nhiều đề xuất về tái cơ cấu ngành đường sắt Việt Nam trong đó có Dự thảo đề án và Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cơ cấu lại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giai đoạn 2017-2020. Điểm đáng chú ý trong đề án này là VNR muốn chuyên môn hoá việc vận tải hành khách, tách vận tải hàng hoá ra khỏi 2 Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Việc đề xuất sáp nhập hai công ty đường sắt, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam đã thừa nhận thất bại trong chia tách và chuyển đổi 2 công ty thành viên thành công ty cổ phần, và đề xuất hợp nhất lại để chuyên môn hóa hoạt động vận tải.

Đề xuất này được kỳ vọng, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt sau sáp nhập sẽ thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản để thành lập công ty con chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa (là công ty cổ phần có vốn góp không chi phối của doanh nghiệp hợp nhất). Khi đó, các mảng vận tải và vận tải hành khách sẽ được chuyên môn hóa, thị trường vận tải hàng hóa do công ty con đảm nhận và thị trường vận tải hành khách do Công ty cổ phần Vận tải đường sắt đảm nhận.

Điều này tạo điều kiện để kịp thời thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia, đầu tư vào vận tải hàng hóa, hành khách để khai thác nguồn lực xã hội về tài chính, công nghệ, thị trường và đặc biệt là quản trị.

Mới đây, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản chỉ đạo chuyển phản ánh của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp về ngành đường sắt Việt Nam tới Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu có giải pháp phù hợp.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Giải pháp Báo Diễn đàn Doanh nghiệp hướng tới là mở đường cho đầu tư tư nhân và chúng tôi cũng mong chờ sự lý giải từ "người trong cuộc". Diễn đàn Doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị làm việc gửi Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [Đường sắt Việt Nam]: Đường nào cho đường sắt? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711618240 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711618240 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10