Đường vào EU “gập ghềnh” vì cam kết lao động và môi trường

Diendandoanhnghiep.vn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ mang lại cơ hội lớn cho thị trường xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên, các cam kết cao về sở hữu trí tuệ, về quy tắc xuất xứ hàng hóa, về môi trường và lao động trong EVFTA khiến con đường đưa hàng hóa Việt Nam vào EU trở nên “gập gềnh”, khó khăn hơn.

p/Các cam kết cao về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, môi trường và lao động trong EVFTA khiến con đường đưa hàng hóa Việt Nam vào EU cũng khó khăn hơn. Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM.p/Ảnh: QUỐC THANH

Chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: QUỐC THANH

Các tiêu chuẩn và thỏa thuận đa phương về lao động là nội dung Điều 3, trong Chương Thương mại và Phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU. Đồng thời, EVFTA cũng bao gồm 17 Chương và các nội dung liên quan đến môi trường của Hiệp định nằm tại Chương 17 về Phát triển bền vững. Những quy định này đồng nghĩa với việc, sản phẩm của doanh nghiệp Việt vào EU sẽ không chỉ đảm bảo được các tiêu chuẩn ngặt ghèo về chất lượng mà còn phải đảm ứng các yêu cầu về môi trường, về lao động.

Vướng mắc áp dụng các tiêu chuẩn lao động

Những khó khăn khi thực hiện các tiêu chuẩn lao động và các yêu cầu khi tham gia EVFTA, đã được giới chuyên gia kinh tế chỉ ra khá rõ, đó là sức ép cạnh tranh đối với cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Áp lực cạnh tranh cao có thể làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp do tình trạng cắt giảm nhân công, nhất là lao động phổ thông để tiết kiệm chi phí, đổi mới kỹ thuật và quản trị, cũng như do doanh nghiệp kém sức cạnh tranh, buộc phá sản.

Các cam kết về thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA không đặt ra vấn đề trừng phạt thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam nên và buộc phải thực hiện các cam kết này, nếu muốn hướng đến phát triển bền vững và không bị bỏ lại phía sau.

Hơn nữa, thực tế cho thấy, dù có nhiều nỗ lực nhưng tại các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp liên doanh - chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn còn vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động. Các vướng mắc phổ biến liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định; quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động; quyền tham gia BHXH, BHYT đầy đủ, quyền được hỗ trợ của lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ...

Chưa kể, EVFTA cũng quy định rất rõ về quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể của người lao động và người sử dụng lao động; về việc xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc; cấm sử dụng lao động trẻ em; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp... Nếu không thực hiện tốt các cam kết này, nhất là nếu bị phát hiện ra các vấn đề về lao động trẻ em ở các khâu sản xuất, nhiều nước châu Âu sẵn sàng từ chối nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam.

Các báo cáo gần đây của Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tình trạng lao động trẻ em ở Việt Nam còn khá phức tạp. Con số được nhắc tới là hiện tại, Việt Nam có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em, nghĩa là còn ở mức cao.

Trong khi đó, dù pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc và an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường…, nhưng trên thực tế, những chuẩn mực này đang bị vi phạm ở không ít doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn tới việc Việt Nam sẽ không được hưởng mức thuế ưu đãi từ các nước thành viên EVFTA.

Quy chuẩn cao trong bảo vệ môi trường

Trong tình hình hiện nay, khi thời điểm Hiệp định EVFTA có hiệu lực đang đến gần (từ 1/8/2020), doanh nghiệp sẽ khó có thể đáp ứng ngay các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn cao liên quan đến môi trường, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có công nghệ sản xuất, kinh doanh lạc hậu. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin, hoặc không nắm được thông tin chính xác và kịp thời về các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu và điều kiện liên quan đến môi trường của EU, do vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Thời gian qua, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã có chuyển biến về nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường, tuy nhiên xuất phát từ lý do phát triển hoặc khó khăn về kinh tế mà ý thức bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế.

Dẫn chứng cụ thể, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, các nước thành viên châu Âu có nhu cầu nhập khẩu lớn về đồ gỗ, nhưng cũng muốn thương mại đồ gỗ phải đi cùng với bảo vệ môi trường toàn cầu. Nếu gỗ không có xuất xứ rõ ràng và bị khai thác trái phép, đồ gỗ Việt Nam sẽ bị khách hàng châu Âu từ chối.

Đối với cơ quan quản lý ở các cấp, EVFTA được ký kết sẽ có những khó khăn trong việc thực thi các cam kết và nghĩa vụ liên quan đến môi trường, xuất phát từ một số nguyên nhân như hệ thống chính sách, pháp luật về môi trường vẫn đang trong quá trình tiếp tục được hoàn thiện.

Nói như bà Ngô Nguyễn Thảo Vy, Khoa Luật Quốc tế, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, nhiều chính sách, pháp luật về môi trường được xây dựng và ban hành, tuy nhiên, ở một số lĩnh vực liên quan đến môi trường còn thiếu những quy định cụ thể, còn tồn tại sự chồng chéo trong quản lý dẫn đến những khó khăn và bất cập trong công tác quản lý và thực thi các cam kết và nghĩa vụ quốc tế.

“Mặc dù đã có các bộ luật và nhiều quy định về bảo vệ môi trường, cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các vi phạm pháp luật về môi trường, nhưng hiện vẫn còn nhiều vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện. Năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc xử lý các vấn đề thương mại quốc tế có liên quan đến môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn lực về tài chính dành cho hoạt động bảo vệ môi trường còn hạn chế”, bà Vy nêu thực tế.

Để tận dụng cơ hội, ứng phó với những thách thức mà EVFTA mang lại, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường. Đồng thời, cần quy định các chế tài đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm; Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về các vấn đề môi trường, lao động; Tăng cường đầu tư công nghệ xử lý chất thải, khí thải, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo cam kết trong EVFTA... 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đường vào EU “gập ghềnh” vì cam kết lao động và môi trường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713271073 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713271073 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10