Chị Chul Sreymom - một thợ may làm việc tại nhà máy Sangwoo gần thủ đô Phnom Penh vừa nhận được thông báo nhà máy sẽ tạm thời đóng cửa. Nhà máy Sangwoo là một công xưởng gia công quần áo cho một số thương hiệu thời trang lớn nhất thế giới, đã rơi vào tình trạng khủng hoảng do đại dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn cầu.

ẢM ĐẠM NGÀNH DỆT MAY TẠI CHÂU Á

Trong suốt khoảng thời gian 2 tháng qua, lãnh đạo nhà máy đã cố gắng cầm cự sản xuất, nhưng đến thời điểm hiện tại, công việc và các đơn hàng của Sangwoo đã cạn kiệt, nhà máy này buộc lòng phải cho 60 công nhân nghỉ việc.

Chị Sreymom cho biết, chị vốn là trụ cột gia đình, là chỗ dựa của cha mẹ già, nhưng giờ đây chị chưa biết điều gì đang chờ đợi mình phía trước. Người phụ nữ 40 tuổi này cho biết, "làm việc trong một nhà máy may là công việc mà tôi đã làm cả đời. Tôi không biết mình có thể làm gì khác".

Công nhân chiếm một nhà máy may gần đây đã đóng cửa gần Yangon, Myanmar, vào ngày 6 tháng 3 để yêu cầu mức lương và tiền làm thêm giờ của họ vì coronavirus giáng một đòn nặng nề vào ngành may mặc của khu vực.

Công nhân đình công tại một nhà máy may gần đây đã đóng cửa gần Yangon, Myanmar để yêu cầu nhà máy trả lương và tiền làm thêm giờ 

Chị Sreymom không phải là trường hợp cá biệt. Chị là một trong số hàng triệu lao động giá rẻ, làm việc trong ngành gia công và xuất khẩu hàng may mặc tại châu Á, đang bị đe doạ sinh kế.

Bốn tháng sau khi xuất hiện tại một khu chợ thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, virus corona đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với hệ thống chuỗi các nhà máy gia công và xuất khẩu hàng may mặc của châu Á.

Trong hơn một thập kỷ qua, chính nhờ sự toàn cầu hóa nhanh chóng, nền công nghiệp gia công tại khu vực này đã mang lại việc làm cho hàng triệu người và giúp củng cố một số nền kinh tế vốn được xem là mỏng manh nhất thế giới.

Nhưng cũng chính vì chỉ đóng vai trò là đơn vị gia công, là một mắt xích nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, do đó khi xảy ra khủng hoảng thì những người lao động nghèo tại các nhà máy này là những người chịu ảnh hưởng đầu tiên.

Cửa hàng H & M ở Paris này đã bị đóng cửa do khóa máy để chống lại sự bùng phát của coronavirus. Công ty, không giống như nhiều người khác, cho biết họ sẽ tôn trọng các đơn đặt hàng hiện có cho các nhà cung cấp hàng may mặc.

Một cửa hàng của nhãn hàng H&M ở Paris đã buộc phải đóng cửa do sự bùng phát của COVID-19

Rắc rối bắt đầu vào tháng Hai với tình trạng thiếu nguồn cung vải khi COVID-19 tác động tới ngành dệt may trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc. Nhưng ngay khi Trung Quốc khởi động lại sản xuất, mang lại cho các nhà máy gia công đồ may mặc hy vọng hoạt động rằng hoạt động sản xuất sẽ sớm trở lại bình thường, thì ở một khía cạnh khác, sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu đã buộc các nhà bán lẻ phải đóng cửa và người dân ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng chủ lực khác

Khi nhìn nhận về vấn đề khủng hoảng của ngành công nghiệp gia công đồ may mặc tại Campuchia, ông Ken Loo - Tổng thư ký Hiệp hội sản xuất hàng may mặc cho biết: "Dòng tiền quốc tế chảy vào ngành công nghiệp dệt may của Campuchia hiện tại đã bằng 0. Các nhãn hàng lớn không tiếp tục duy trì hợp đồng gia công với các nhà máy của chúng tôi nữa".

Ông Loo đặt câu hỏi: "Bạn nghĩ có bao nhiêu công ty có thể tồn tại lâu dài với dòng tiền bằng không? Ngay cả những hãng hàng không thành công nhất trên thế giới cũng tuyên bố rằng họ có thể phá sản nếu không có sự trợ giúp của chính phủ. Đó chính là thực tế mà chúng ta đang phải đối mặt."

Câu chuyện tại Campuchia chỉ là một ví dụ nghiệt ngã trên khắp khu vực châu Á, nơi hàng ngàn nhà máy đã bị đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn.

"Tất cả các đơn đặt hàng đã bị hủy", Mostafiz Uddin - chủ một nhà máy ở Bangladesh chia sẻ. Ngành công nghiệp dệt may tại quốc gia Nam Á này đã phải chứng kiến khoảng 3 tỷ USD hợp đồng bị tạm dừng hoặc bị hủy bỏ và hơn 1 triệu công nhân đã bị sa thải.

Tại Indonesia, hơn 3 triệu công nhân làm việc trong lĩnh vực dệt may. "Nhu cầu đang giảm mạnh" - Chủ tịch Jemmy Kartiwa của Hiệp hội dệt may Indonesia cho biết. "Nhu cầu đang giảm mạnh. Nhưng nếu công ty của bạn có thể sống sót qua giai đoạn này, các bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều!"

Tuy nhiên, lời giải cho bài toán làm thế nào để duy trì hoạt động lại không dễ trả lời một chút nào khi hầu hết các nhà máy gia công này đều hoạt động với tỷ suất lợi nhuận mỏng và lệ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của đối tác.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó thì một số thương hiệu như Inditex của H&M và Zara vẫn cam kết sẽ thanh toán đầy đủ cho các đơn đặt hàng hiện có. Trong một tuyên bố mới được phát đi, hãng H&M cho biết mặc dù hiện tại hãng buộc phải tạm dừng các đơn đặt hàng mới, nhưng "cam kết lâu dài của chúng tôi là vẫn đồng hành cùng các nhà máy gia công".

Tuy nhiên, không phải tất cả các hãng đều có chính sách và cam kết như vậy. Một số các thương hiệu khác đã kích hoạt các mệnh đề "bất khả kháng". Nhãn hiệu thời trang lâu đời của châu Âu C&A đã tuyên bố: "Đối với tình trạng hiện tại, các bên không còn có khả năng để duy trì và/hoặc thực hiện các thỏa thuận của hợp đồng. Tình trạng hiện tại là bất khả kháng.”

Ngành may mặc của Campuchia phải đối mặt với sự đóng cửa trên diện rộng

Ngành may mặc của Campuchia phải đối mặt với khủng hoảng trên diện rộng

Đứng trước vấn đề trên, luật sư Edward Hertzman- vốn là một luật sư chuyên theo dõi ngành công nghiệp dệt may, cho biết việc hủy bỏ đơn phương hoặc chỉnh sửa lại hợp đồng đã và sẽ gây ra các vấn đề pháp lý tiềm ẩn và khiến mối quan hệ các nhà máy và các nhãn hàng rơi vào khủng hoảng.

"Sẽ xảy ra một hiệu ứng domino rất đáng sợ". "Đó không chỉ đơn giản là việc các cửa hàng đóng cửa và họ mở cửa trở lại nhanh như thế nào. Có rất nhiều thiệt hại sẽ xảy ra và sẽ khó để khắc phục những hậu quả đó", ông Hertzman nói. 

Thực tế đã chứng minh những lo ngại của luật sư Hertzman không phải không có cơ sở. Những người ủng hộ tầng lớp công nhân lao động đã lên án những động thái như vậy của các hãng lớn. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các thương hiệu không "bỏ rơi công nhân tại các nhà máy". Điều phối viên Christie Miedema của tổ chức này cho biết các thương hiệu cần phải có trách nhiệm với những người lao động làm việc trong lĩnh vực này.

"Họ đã thu được lợi nhuận từ lao động giá rẻ này trong nhiều thập kỷ mà không phải trả tiền cho bất kỳ an sinh xã hội nào. Lợi nhuận đó cần phải được trả lại ngay bây giờ, bởi vì người lao động tại những nhà máy gia công có thể không được hưởng an sinh xã hội và không có gì đảm bảo cuộc sống hiện tại của họ", bà Miedema cho biết

Về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng do COVID-19 xảy ra đã tạo ra các hậu quả vượt xa mọi thứ mà ngành may mặc phải đối mặt trước đây, một phần vì không ai biết cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài bao lâu. 

Đối với Campuchia, đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn thứ hai vào ngành may mặc trị giá 10 tỷ USD, với hơn 800.000 lao động, sau khi EU quyết định đình chỉ một phần quyền truy cập miễn thuế đối với hàng hoá từ quốc gia này vào tháng 2 vừa qua.

Sự phụ thuộc nặng nề của các một số nền kinh tế tại khu vực Châu Á vào ngành may mặc bắt nguồn từ tốc độ toàn cầu hóa gia tăng nhanh chóng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. Giáo sư Sheng Lu tại Đại học Delwar bình luận: “Campuchia, Việt Nam, Myanmar, Indonesia và Bangladesh chỉ là những người chơi nhỏ trong chuỗi sản xuất của ngành hàng hàng may mặc thế giới".

Giáo sư Lu cũng đã phân tích tác động của COVID-19 đối với thương mại hàng may mặc trong ba kịch bản cho biết, Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất dệt may lớn nhất thế giới, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi các nhãn hàng tại Mỹ và EU hủy đơn đặt hàng khối lượng lớn.

Tại Việt Nam, với một thị trường xuất khẩu đa dạng hơn, có một số linh hoạt và ở một vị trí tốt hơn. Tuy nhiên, Bangladesh với tư cách là nhà cung cấp hàng đầu cho cả châu Âu và Châu Mỹ, sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Các báo cáo đã ước tính nước này có thể mất tới 6 tỷ USD doanh thu từ lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc. Khi tỷ lệ xuất khẩu giảm 10% sẽ dẫn tới việc ít nhất 4-9% việc làm bị mất.

LÀM SAO ĐỂ PHỤC HỒI?

Trong một nghiên cứu mới được công bố bởi Trung tâm Quyền Công nhân Toàn cầu của bang Pennsylvania, các nhà khoa học đã trích dẫn một cuộc khảo sát với 316 nhà cung cấp ở Bangladesh - một quốc gia có khoảng 4,1 triệu công nhân may mặc, hơn một nửa số người được hỏi cho biết phần lớn các đơn đặt hàng của họ đã bị hủy bỏ.

Gần 60% các nhà máy được khảo sát phải ngừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sản xuất, trong khi hơn 70% công nhân tại các nhà máy này đã được cho nghỉ việc.

Thủ tướng Bangladesh, ông Has Hasina gần đây đã công bố gói cứu trợ trị giá 588 triệu USD dành cho lĩnh vực xuất khẩu, trong đó hàng may mặc chiếm 84%. Thủ tướng yêu cầu các công ty may mặc phải trả lương đầy đủ cho cho công nhân.

Tại Campuchia, chính phủ đã tuyên bố miễn thuế cho các nhà máy đang gặp khó khăn và đề xuất chương trình trợ cấp 60% lương đối với công nhân. 20% trong đó được chính phủ chi trả và các nhà máy cân đối 40% còn lại.

Tại Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2020, đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU tổng giá trị hàng hoá đạt giá trị trên 16 tỷ USD, trong đó nhóm hàng chủ lực là dệt may, giày dép.

Tuy nhiên, cùng với việc khan hiếm nguyên liệu đầu vào và các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 nên những ngành sản xuất xuất khẩu này chắc chắn sẽ chịu áp lực lớn, thậm chí sẽ chịu sự sụt giảm mạnh về kim ngạch trong thời gian tới nếu không có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời.

Nói về những khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành dệt may trong một cuộc họp gần đây của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn này cho biết, từ trung tuần tháng 3/2020, liên tiếp có các đơn hàng bị hủy, dừng hoặc tạm dừng, dấn đến khả năng nhiều đơn vị trong Vinatex sẽ thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020.

Trong khi đó, dù thị trường Trung Quốc đã hoạt động trở lại song do nhu cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu, dự kiến giá giảm trên 20%, càng tạo áp lực, cả về tài chính và lao động, đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Con số thiệt hại về tài chính đối với ngành dệt may được đưa ra lên tới trên 5 nghìn tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020. Và nếu giả thiết khách hàng hủy 20% đơn hàng thì sẽ toàn ngành có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng, trở thành hàng tồn kho khó luân chuyển và tiếp tục gây tổn thất về kinh tế cho toàn ngành.

Ngành công nghiệp may mặc có thể phục hồi nhanh như thế nào trước tiên phụ thuộc vào thời điểm COVID-19 được kiểm soát, với tiến trình có thể thay đổi theo từng quốc gia. 

Nhưng kể cả khi tình hình được cải thiện, thì các nhãn hàng cũng như các nhà máy gia công ngành hàng may mặc cũng có thể sẽ phải đối phó với tình trạng thiếu lao động, tăng giá nguyên liệu và thiếu năng lực sản xuất! Và từ thực tế đó, ngay cả khi đại dịch COVID-19 được khống chế, thì bài toán phục hồi đối với ngành công nghiệp dệt may thế giới cũng không hề đơn giản!