Mới đây, tại phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2021 và cho ý kiến về chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, trong năm 2021, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 đảng viên so với năm 2020).

Tổng Bí thư lưu ý, nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, trong đó cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ, việc liên quan đến lĩnh vực y tế đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; các vụ án, vụ việc tại Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Cảnh sát Biển, Bộ đội biên phòng... Khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án trọng điểm.

Ngày 15/12/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có kết luận điều tra (bổ sung) vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương TNHH MTV (Tổng Công ty 3-2).

Kết luận điều tra nêu rõ: Hành vi phạm tội của bị can nguyễn Văn Minh (nguyên chủ tịch HĐQT Tổng Công ty3-2) và đồng phạm trong việc chuyển nhượng khu đất 43 ha cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) và 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc (Công ty Âu Lạc).

Trước đó, vào năm 2010, mặc dù UBND Bình Dương chưa có quyết định giao khu đất 43 ha cho Tổng Công ty 3-2 nhưng từ sự trao đổi, thống nhất với ông Nguyễn Văn Minh, ông Nguyễn Đại Dương (con rể ông Nguyễn Văn Minh) đã chủ động kêu gọi bạn bè gồm các ông Nguyễn Quốc Hùng, Huỳnh Trung Nam, Dương Đình Tâm góp vốn thành lập Công ty Âu Lạc và giao ông Nguyễn Quốc Hùng làm đại diện pháp luật để lấy pháp nhân ký hợp đồng hợp tác với Tổng Công ty 3-2 thành lập liên doanh Công ty Tân Phú, nhằm mục đích chuyển nhượng khu đất 43 ha với giá 570.000 đồng/m2.

Thực hiện chủ trương sắp xếp lại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Bình Dương, ngày 18/12/2015, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 3332/QĐ-UBND về việc cổ phần hóa Tổng Công ty 3-2. Triển khai thực hiện cổ phần hóa, ông Nguyễn Văn Minh đại diện cho Tổng Công ty 3-2 ký Công văn số 98/CV/TCY-TCKT ngày 31/5/2016 và Công văn số 117/CV/TCTY ngày 14/7/2016, báo cáo tỉnh ủy Bình Dương về phương án sử dụng các khu đất, trong đó có khu đất 43 ha và phần góp vốn của Tổng Công ty 3-2 tại Công ty Tân Phú được bàn giao về Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương (Công ty Impco), do tỉnh ủy Bình Dương làm chủ sở hữu.

Trên cơ sở đề nghị của Tổng Công ty 3-2, Tỉnh ủy Bình Dương phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất của tổng công ty này, đồng ý chuyển giao 59 khu đất cho Công ty TNHH MTV đầu tư và quản lý dự án Bình Dương (trong đó có khu đất 43 ha). Cùng thời gian này, ông Nguyễn Đại Dương liên hệ với Công ty Địa ốc Kim Oanh để thảo thuận về việc chuyển nhượng Công ty Tân Phú. Công ty Địa ốc Kim Oanh đồng ý mua 100% vốn điều lệ của Công ty Tân Phú để trở thành chủ sở hữu duy nhất tại công ty này, trong đó có khu đất 43 ha với giá 30,5 tỉ đồng.

Tại thời điểm các bên thỏa thuận, Tổng Công ty 3-2 chưa chuyển nhượng khu đất 43 ha cho Công ty Tân Phú và chưa xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.

Sau khi thống nhất, theo yêu cầu của ông Nguyễn Đại Dương, ngày 19/8/2016, ông Nguyễn Quốc Hùng đại diện Công ty Âu Lạc ký hợp đồng với Công ty CP Đầu tư và phát triển Thuận Lợi với nội dung: Công ty Tân Phú đã thỏa thuận và đã thanh toán tiền nhận chuyển nhượng QSDĐ khu đất 43 ha cho Tổng Công ty 3-2 theo quy định, cam kết sẽ chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng Công ty 3-2 tại Công ty Tân Phú và chuyển nhượng 100% vốn tại Công ty Tân Phú cho Công ty Thuận Lợi với giá 350 tỉ đồng, nếu không thực hiện sẽ bồi thường cho Công ty Thuận Lợi 800 tỉ đồng.

Do biết thỏa thuận nêu trên nên mặc dù tỉnh ủy Bình Dương đã có Công văn số 407-CV/TU ngày 29/7/2016, yêu cầu Tổng Công ty 3-2 phải chuyển giao khu đất 43 ha về cho Công ty Impco, ngày 30/11/2016, ông Nguyễn Văn Minh vẫn chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên, thống nhất chuyển nhượng khu đất 43 ha cho Công ty Tân Phú với giá 570.000 đồng/m2.

Đến ngày 08/12/2016, ông Nguyễn Văn Minh đại diện cho Tổng Công ty 3-2 ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất 43 ha cho Công ty Tân Phú với giá trên 250 tỉ đồng.

Sau đó, mặc dù Tổng Công ty 3-2 mới nhận được 140 tỉ đồng nhưng Nguyễn Văn Minh vẫn chỉ đạo ông Trần Nguyên Vũ làm các thủ tục liên quan để đăng ký biến động khu đất 43 ha sang Công ty Tân Phú. Trên cơ sở do Tổng Công ty 3-2 cung cấp, ngày 1-3-2017, văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương đăng ký biến động trên GCNQSDĐ đối với khu đất 43 ha từ Tổng Công ty 3-2 sang Công ty Tân Phú.

Tiếp đó, do biết việc ông Nguyễn Đại Dương, ông Nguyễn Quốc Hùng cam kết chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Địa ốc Kim Oanh, trong khi Tổng Công ty 3-2 vẫn đang sở hữu 30% vốn điều lệ tại Công ty Tân Phú nên ngày 13/3/2017, ông Minh đã ký công văn số 39/TCTY xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương cho phép Tổng Công ty 3-2 được chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.

Sau khi được Thường trực tỉnh ủy Bình Dương đồng ý, ông Minh chỉ đạo ông Vũ ký hợp đồng chuyển nhượng 30% vốn góp của tổng Công ty 3-2 cho Công ty Âu Lạc với giá hơn 161 tỉ đồng.

Tuy Công ty Âu Lạc chưa thanh toán bất kỳ khoản tiền nào theo hợp đồng, nhưng Nguyễn Văn Minh vẫn chỉ đạo Trần Nguyên Vũ ký văn bản xác nhận các bên đã hoàn tất việc chuyển nhượng để Nguyễn Quốc Hùng làm thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi loại hình doanh nghiệp Công ty Tân Phú từ Công ty TNHH MTV (Tổng Công ty 3-2 và Công ty Âu Lạc) thành Công ty TNHH MTV do Công ty Âu Lạc làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ (điều chỉnh lần 3 là 350 tỉ đồng). 

Trong diễn biến mới nhất của vụ việc này, ngày 8/1/2022 Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường và 13 bị can đã bị truy tố.

Bị can Trương Quốc Cường, với vai trò là Cục trưởng Cục Quản lý Dược đã thiếu trách nhiệm dẫn đến hậu quả 6/7 loại thuốc giả nhãn Health 2000 được nhập và tiêu thụ tại VN, với trị giá hơn 148 tỷ đồng.

Từ một công ty sinh sau đẻ muộn, VN Pharma đạt được sự phát triển thần kỳ đến mức không tưởng, khi mở hàng loạt chi nhánh và công ty con. Việc trúng các gói thầu tiền tỷ với Sở Y tế TP.HCM và các bệnh viện lớn góp phần đưa công ty này trở thành "đế chế nghìn tỷ" trong ngành dược chỉ sau 3 năm thành lập.

“Đế chế VN Pharma” chỉ thực sự sụp đổ sau khi Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị bắt và truy tố vì tội làm giả giấy tờ để nhập khẩu lô thuốc H-Capita chữa ung thư.

Từ đó, hàng loạt câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc H-Capita là thuốc giả hay chỉ có giấy tờ giả? Nguyễn Minh Hùng và đồng phạm buôn lậu hay buôn bán thuốc chữa bệnh giả? Những góc tối về “hoa hồng” cho bác sĩ và quy trình quản lý dược của Bộ Y tế cũng dần hé lộ trong tiến trình vụ án... 

Được biết, ông Nguyễn Minh Hùng thành lập Công ty VN Pharma năm 2011, khi đó vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty dược này chỉ mới 33 tuổi. Dù vậy, VN Pharma có kỳ tích phát triển thần tốc hơn mọi công ty dược khác khi lần lượt trúng các gói thầu tiền tỷ.

Với mức vốn điều lệ chỉ 10 tỷ đồng khi thành lập năm 2011. Hai năm sau, Nguyễn Minh Hùng đã nâng số vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng. Cùng với hành trình trở thành một “thế lực” trong ngành dược, kết quả kinh doanh của công ty này cũng trở nên đáng kinh ngạc.

Từ vỏn vẹn 7,4 tỷ đồng doanh thu trong năm đầu tiên, đến năm 2012, doanh thu của VN Pharma đã đạt 328 tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu tăng lên 779 tỷ đồng. Năm 2014, doanh thu của VN Pharma dự kiến cán mốc 1.077 tỷ đồng.

"Đế chế VN Pharma" chỉ chấm dứt vào tháng 9/2014, khi Chủ tịch Nguyễn Minh Hùng bị bắt và bị khởi tố vì tội làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan tổ chức để nhập khẩu thuốc trị ung thư H-Capita.

Đáng chú ý, đầu năm 2013, sau khi "bành trướng" thế lực phân phối dược phẩm tại miền Tây và miền Bắc, Nguyễn Minh Hùng đặt Võ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C) mua thuốc tân dược có nhãn mác ghi tên Công ty Helix Pharmaceuticals Inc. trụ sở ở Canada, trong đó có thuốc H-Capita 500 mg Caplet (thuốc chứa hoạt chất Capecitabine có tác dụng làm chậm hoặc ngừng tăng trưởng tế bào ung thư và làm giảm kích thước khối u).

Do không có hồ sơ kỹ thuật thuốc cũng như tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc để nộp cho Cục Quản lý dược thẩm định theo quy định của Bộ Y tế, Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo hai nhân viên viết hồ sơ kỹ thuật thuốc H-Capita 500 mg để hợp thức hồ sơ nộp cho Cục quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu và đăng ký lưu hành thuốc.

Tháng 10/2013, VN Pharma đã đề nghị Cục Quản lý dược cấp phép nhập khẩu hơn 200.000 hộp thuốc H-Capita. Tổ thẩm định đã đánh giá hồ sơ thuốc đạt yêu cầu dù không thống nhất tên thuốc, hạn dùng và một số thông tin khác.

Trên cơ sở hồ sơ của công ty VN Pharma cung cấp, Cục Quản lý dược duyệt nhập đối với đơn hàng trên. Ngày 30/12/2013, Cục trưởng Cục quản lý dược Trương Quốc Cường ký công văn cho phép VN Pharma nhập 200.000 hộp thuốc H-Capita, trong đó 9.300 hộp về Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi cấp phép, do nghi ngờ về nguồn gốc nên Cục Quản lý dược đã yêu cầu Nguyễn Minh Hùng giải trình, đồng thời kiểm tra đột xuất. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hơn 9.000 hộp thuốc H-Capita 500 mg đều không rõ nguồn gốc, mã vạch trên bao bì không thể hiện được thuốc sản xuất ở đâu, thuốc không được dùng để chữa bệnh cho người.

Ngoài ra, theo kết quả điều tra, từ năm 2012 đến năm 2014, Nguyễn Minh Hùng cũng làm giả hợp đồng mua bán thuốc với công ty Austin Hong Kong, để làm thủ tục nhập khẩu một số lô thuốc (H2K- Levofloxacin, H2K-Ciprofloxacin)... Trị giá hàng buôn lậu hơn 5 tỷ đồng.

Ngày 19/9/2014, Nguyễn Minh Hùng bị bắt khi kế hoạch kinh doanh của VN Pharma năm này dự kiến đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Ngày 21-25/8/2017, TAND TP HCM đưa 9 bị cáo trong vụ VN Pharma ra xét xử tội Buôn lậu và Làm giả con dấu, tài liệu.

HĐXX tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng lĩnh 12 năm tù, Võ Mạnh Cường 12 năm tù, Nguyễn Trí Nhật 5 năm tù, Ngô Anh Quốc 4 năm tù, Lê Thị Vũ Phương 3 năm tù, Phan Cẩm Loan 3 năm 6 tháng tù, Bùi Ngọc Duy 1 năm 6 tháng tù, Phạm Anh Kiệt 2 năm tù treo, Phạm Văn Thông 2 năm tù treo. 

Trong suốt quá trình xét xử, bị cáo Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch VN Pharma, cho rằng bị cáo không nhập thuốc giả mà chỉ nhập thuốc không rõ nguồn gốc. Trong khi đó, đại diện Viện Kiểm sát cho biết các cơ quan tố tụng đã kết luận đây không phải thuốc giả mà là thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Vì vậy, các bị cáo bị truy tố về tội Buôn lậu chứ không bị truy tố về hành vi Sản xuất - buôn bán thuốc chữa bệnh giả.

Tại toà, luật sư đã đề nghị giám định lại chất lượng lô thuốc H-Capita. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng đây là vụ án buôn lậu chứ không phải buôn bán hàng giả, vì vậy việc giám định chất lượng thuốc là không cần thiết.

Tuy nhiên, theo kết luận của Bộ Y tế, 9.000 hộp thuốc H-Capita 500mg đều không rõ nguồn gốc, mã vạch trên bao bì không thể hiện được thuốc sản xuất ở đâu, thuốc không được dùng để chữa bệnh cho người. Vì thế, một trong những câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong vụ án VN Pharma là: Nếu H-Capita không phải là thuốc giả nhưng không được dùng để chữa bệnh cho người thì đó là loại thuốc gì?

Theo VKS cấp cao, kết luận giám định nói thuốc không dùng được cho người nhưng các đối tượng này lại nhập về để chữa bệnh cho người, lẽ ra phải kết luận là thuốc giả chứ không phải là thuốc kém chất lượng.

Ngày 8/12/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP HCM đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Tấn Hải - phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận), Nguyễn Thị Ngọc Bích (kế toán trưởng), Nguyễn Hoàng Việt và Nguyễn Xuân Tùng (cả hai đều là kiểm soát viên).

Bốn bị can trên bị khởi tố để điều tra hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí". Các quyết định khởi tố đã được Viện KSND TP HCM phê chuẩn. 

Tháng 1/2020, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Công Thiện - 55 tuổi, nguyên tổng giám đốc và Nguyễn Văn Minh - nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tân Thuận về cùng hành vi trên.

Trước đó, tháng 6/2018, Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP HCM đã cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Công Thiện, bí thư chi bộ Công ty Tân Thuận, đồng thời đề nghị Văn phòng Thành ủy cách chức thành viên hội đồng thành viên và tổng giám đốc Công ty Tân Thuận đối với ông Thiện.

Khu đất ven sông Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai.

Khu đất ven sông Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai.

Lý do, ông Thiện là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp trong việc chỉ đạo điều hành công việc tại Công ty Tân Thuận dẫn đến những vi phạm khi thực hiện dự án khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè).

Ủy ban kiểm tra Thành ủy cũng kiến nghị Ban thường vụ Thành ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP, yêu cầu Thanh tra TP làm rõ có hay không hành vi cố ý làm trái quy định của pháp luật và của Thành ủy của ông Trần Công Thiện trong việc tham mưu đề xuất giá chuyển nhượng chưa đảm bảo ngang giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

Nếu có hành vi cố ý làm trái sẽ chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Lliên quan vụ chuyển nhượng 32ha đất đã đền bù tại xã Phước Kiển, chỉ 6 tháng sau khi Công ty Tân Thuận tự thẩm định và ký hợp đồng chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1.290.000 đồng/m2, hợp đồng chuyển nhượng giữa hai công ty trên đã bị "tuýt còi".

Theo xác định của Văn phòng Thành ủy, giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường 478.000 đồng/m2. Văn phòng Thành ủy TP HCM đã có thông báo cho rằng việc ký chuyển nhượng này không được báo cáo cho tập thể thường trực Thành ủy và tập thể Ban thường vụ Thành ủy theo quyết định số 1087 ngày 31/3/2009 của Ban thường vụ Thành ủy về ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ TP.

Việc chuyển nhượng đất không qua đấu giá trái với quy định tại Nghị định 91/2015 (về quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) và không đúng với nghị định 44/2014 (quy định về giá đất). 

Trong vụ án này, ông Lê Thành Trung, 38 tuổi, chủ hàng chục công ty, bị bắt với cáo buộc "phù phép" hóa đơn cho đường dây làm 200 triệu lít xăng giả giữa sông vào ngày 18/2.

Trung bị Công an Đồng Nai bắt khẩn cấp tại biệt thự ở quận Bình Thủy, Cần Thơ, sau quá trình mở rộng điều tra đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ngụ TP HCM), Trần Ngọc Thanh (46 tuổi, quê Đồng Tháp) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu.

Trung được cho là mắt xích quan trọng trong đường dây, có vai trò lớn ở giai đoạn hậu kỳ, tức là "phù phép" hóa đơn để hợp thức hoá xăng giả khi tiêu thụ.

Khám xét biệt thự của Trung, cảnh sát thu giữ 6 CPU máy tính, 15 thùng tài liệu, 2 ôtô, một lượng lớn tiền mặt, 27 con dấu các công ty (do Trung thành lập và thuê người khác làm giám đốc công ty)...

Liên quan vụ án, hiện Công an Đồng Nai đã khởi tố, bắt tạm giam 36 người về các hành vi: Buôn lậu; Sản xuất buôn bán hàng giả và Mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Theo cơ quan điều tra, đường dây này sử dụng tàu biển có trọng tải lớn, nhập xăng từ phao số 0 đưa vào ụ nổi ở Vĩnh Long chế tạo xăng giả. Ước tính có khoảng một triệu lít xăng giả được đưa ra thị trường mỗi ngày từ "lò" pha chế giữa sông Hậu. Tính từ tháng 8/2020 đến khi bị bắt, nhóm nghi phạm đã cung cấp ra thị trường hơn 200 triệu lít.

Đường dây làm xăng giả của nhóm Hữu có tính chất tương tự như băng nhóm Trịnh Sướng- đại gia Miền Tây (làm giả 137 triệu lít, từng được cho là lớn nhất từ trước đến nay).

Sau nhiều tháng đeo bám, hai tuần trước, 500 cảnh sát thuộc Công an Đồng Nai, Cục cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an)... bất ngờ bao vây ụ nổi giữa sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long, bắt quả tang hàng chục người pha xăng giả. 13 mũi trinh sát khác đồng loạt ập vào các cây xăng ở Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Vũng Tàu, TP HCM... khám xét, bắt những người liên quan.

Hơn 100 tỷ đồng, 50 sổ đỏ đất đai, 12 thùng hồ sơ; 2 tàu biển 2.500 tấn, 5 sà lan 400-1.000 tấn, 6 xe bồn trong bờ, 2.680.000 lít xăng, 4 thùng hoá chất... bị thu giữ.

Ngày 27/11/2021, bà Lê Thị Anh Thư, 53 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Biên Khoa, bị bắt do liên quan đường dây buôn lậu, sản xuất 200 triệu lít xăng giả.

Thời điểm đó, trao đổi với báo chí, Đại tá Nguyễn Ngọc Quang (Phó Giám đốc Công an Đồng Nai) cho biết, động thái này nằm trong quá trình mở rộng điều tra chuyên án buôn lậu, sản xuất 200 triệu lít xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ở TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu.

"Công an Đồng Nai đã khởi tố hơn 70 người về các tội Buôn lậu; Sản xuất buôn bán hàng giả; Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từĐưa và Nhận hối lộ... đồng thời phối hợp với Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng để điều tra 13 bị can thuộc thẩm quyền của cơ quan này", ông Quang nói.

Cảnh sát đọc lệnh bắt tạm giam bà Lê Thị Anh Thư (thứ 2, bên phải) tại nhà riêng, trưa 27/11. Ảnh: Thái Hà.

Cảnh sát đọc lệnh bắt tạm giam bà Lê Thị Anh Thư (thứ 2, bên phải) tại nhà riêng, trưa 27/11. Ảnh: Thái Hà.

Ngày 28/12/2021, tại cuộc họp báo do Bộ Công an tổ chức, đại tá Nguyễn Ngọc Quang (Phó giám đốc Công an Đồng Nai), cho biết Nhà chức trách đã chuyển hồ sơ những quân nhân này về cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng thụ lý theo thẩm quyền. Cục Điều tra Hình sự (Bộ Quốc phòng) sau đó đã khởi tố 14 người về tội Nhận hối lộ. Trong số này nhiều bị can "giữ vị trí quan trọng của Cảnh sát biển và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh".

Hiện, Công an Đồng Nai đã khởi tố, tạm giam 100 bị can về các tội Buôn lậu; Sản xuất, buôn lậu hàng giả; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn chứng từ.

Bà Lê Thị Anh Thư, 53 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Biên Khoa, bị bắt do liên quan đường dây buôn lậu, sản xuất 200 triệu lít xăng giả.

Bà Lê Thị Anh Thư, 53 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Biên Khoa, bị bắt do liên quan đường dây buôn lậu, sản xuất 200 triệu lít xăng giả.

Riêng bị can Ngô Văn Thụy (cựu đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam, thuộc Cục điều tra Chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) bị khởi tố về tội Nhận hối lộ.

Vụ án buôn lậu, sản xuất 200 triệu lít xăng giả do Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ở TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu. Chuyên án triệt phá đường dây tội phạm này được Công an Đồng Nai thành lập cuối năm 2020, sau khi nhận phản ánh từ người dân về xăng kém chất lượng.

Cơ quan điều tra ước tính khoảng một triệu lít xăng giả được đưa ra thị trường mỗi ngày từ "lò" pha chế giữa sông Hậu. Từ tháng 8/2020 đến khi bị bắt, nhóm nghi phạm đã cung cấp ra thị trường hơn 200 triệu lít.

Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Còn nữa...