Eo hẹp tín dụng năng lượng tái tạo

Diendandoanhnghiep.vn Trái ngược với sự bùng nổ của các dự án năng lượng tái tạo trong năm 2020, tín dụng cho lĩnh vực này không tăng mạnh.

Mặc dù duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2018-2020, nhưng tỷ trọng dư nợ tín dụng năng lượng tái tạo còn chiếm tỷ trọng khá thấp (từ 0,6- 1%) trong tổng dư nợ mà hệ thống ngân hàng cấp cho nền kinh tế.

HSBC VN cho khách hàng hiện hữu của HSBC tại TP.HCM và Đà Nẵng vay vốn để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Ảnh: TTX

HSBC VN cho khách hàng hiện hữu của HSBC tại TP.HCM và Đà Nẵng vay vốn để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Ảnh: TTX

Vốn mồi đã "xanh hóa"?

Tín dụng năng lượng tái tạo là một trong những dòng tín dụng xanh, được Nhà nước có chủ trương khuyến khích, đặc biệt đã được NHNN hiện thực hóa chủ trương bằng các quy định với kế hoạch hành động ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020; ban hành Quyết định số 1731/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; qua đó tạo hành lang để các ngân hàng triển khai.

Từ 2017, khi năng lượng tái tạo bùng nổ với các dự án điện mặt trời, điện gió, tín dụng xanh được các ngân hàng kích hoạt mạnh mẽ. Một loạt các ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể tên như: Các ngân hàng giải ngân vốn được tài trợ bởi WB, ADB dành cho lĩnh vực tái tạo, các ngân hàng có định hướng ngân hàng xanh như HDBank đã cho vay doanh nghiệp năng lượng tái tạo theo dự án và cả hộ gia đình lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà của mình và dành tới 7.000 tỷ đồng cho vay năng lượng sạch; VCB và Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản ký kết hợp đồng tín dụng 200 triệu USD (tương đương 4.600 tỷ đồng) với kỳ hạn 14 năm để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo; TPBank hợp tác với Tập đoàn Bamboo Capital tài trợ 11.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo; cho các dự án năng lượng sạch…

Có thể nói, tín dụng xanh là một phần vốn mồi để nhiều dự án năng lượng tái tạo đi vào vận hành, góp sức cho mục tiêu phát triển năng lượng bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu tương lai.

Song tổng vốn hơn 100.000 tỷ đồng mà các NHTM đã rót vào các dự án năng lượng tái tạo, tuy đã tăng khá so với 30.000 tỷ đồng ở cuối 2019, cũng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu huy động vốn của các dự án. Năm 2020, thống kê của SSI cho thấy doanh nghiệp tái tạo đã phải phát hành trái phiếu huy động vốn cho dự án đạt hơn 37.000 tỷ đồng, tăng 274% so với 2019. Trong đó, điện mặt trời chiếm hầu hết với xấp xỉ 30.000 tỷ đồng.

Điều này được lý giải phần nào bởi những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp chạy đua triển khai dự án năm qua, đáp ứng thời điểm hòa mạng lưới điện quốc gia để được hưởng giá bán điện FIT mà EVN yêu cầu.

HDBank ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án điện mặt trời Fujiwara Bình Định với Công ty trách nhiệm hữu hạn Fujiwara Bình Định với hạn mức tín dụng là 725 tỷ đồng. Nguồn: HDBank

HDBank ký thỏa thuận hợp tác phát triển dự án điện mặt trời Fujiwara Bình Định với Công ty trách nhiệm hữu hạn Fujiwara Bình Định với hạn mức tín dụng là 725 tỷ đồng. Nguồn: HDBank

Ít cơ hội trong  năm 2021

Mặc dù vậy, nếu so với tổng vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo của toàn cầu tăng từ khoảng 50 triệu USD năm 2004 lên 2,6 tỷ USD trong năm 2019 và nhu cầu tương lai mà WB ước tính tới 2030, cần tới 30 tỷ USD cho lĩnh vực này, thì tỷ trọng vốn cho năng lượng tái tạo từ khu vực ngân hàng càng khiêm tốn hơn.

Song, trong dòng chảy của nhu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đối với Việt Nam, ít nhất trong năm 2021, cơ hội để thay đổi tỷ trọng vốn tín dụng đóng góp cho phát triển năng lượng bền vững, lại gần như không còn nhiều.

Nguyên nhân là bởi sự tăng trưởng quá nóng của các dự án, chủ yếu dự án điện mặt trời năm 2020, trong đà bùng nổ vượt quy hoạch, dẫn ngành năng lượng điện đứng trước thách thức mới: Cung vượt cầu.

Năm 2021, EVN dự kiện sẽ cắt giảm khoảng 1,3 tỷ KWh điện mặt trời, điện mặt trời áp mái để giải quyết vấn đề hệ thống đường dây truyền tải chưa được đồng bộ dẫn tới quá tải. Hơn thế, nếu như tới năm 2020, đã có tới 83.000 công trình điện điện mặt trời mái nhà được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 4.700 MWp, thì sau năm 2020, do chưa có Quyết định mới thay thế Quyết định 13/QĐ-TTg cũng như hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công thương, khả năng doanh nghiệp chạy đua làm dự án mới sẽ bị chững lại.

Giám đốc Khách hàng doanh nghiệp của một NHTM dẫn đầu về cho vay năng lượng tái tạo năm 2020 chia sẻ với DĐDN, theo tình hình thực tế, năm 2021 dự báo dư nợ cho vay năng lượng tái tạo sẽ không tăng trưởng mạnh do không có các dự án đầu tư mới. Nếu có, chủ yếu là giải ngân nốt theo các hợp đồng đã kí kết và theo tiến độ nhưng có thể không được nhiều. “Ngân hàng chỉ kì vọng vào việc tái tài trợ các khoản vay mà doanh nghiệp lĩnh vực này đã vay trước đây”, vị này nói.

Như vậy, cơ hội cho tín dụng xanh sẽ chỉ thực sự khơi chảy khi có một cuộc đại quy hoạch mới để giải quyết các vấn đề tồn dư của chạy đua điện mặt trời quá nóng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Eo hẹp tín dụng năng lượng tái tạo tại chuyên mục Tín dụng - Ngân hàng của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713488802 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713488802 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10