ESG thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

Diendandoanhnghiep.vn ESG không còn là trách nhiệm, mà là một yếu tố để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và là cơ hội phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

 Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi tư duy và hệ thống để tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp bền vững” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VCCI-VBCSD) tổ chức.

Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi tư duy và hệ thống để tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp bền vững” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VCCI-VBCSD) tổ chức.

Đầu năm 2022, Bloomberg Intelligence nhận định rằng tài sản ESG toàn cầu có thể vượt qua 41.000 tỷ USD trong năm nay và đạt 50.000 tỷ USD vào năm 2025. Phần lớn sự tăng trưởng này diễn ra ở Mỹ với mức tăng 40% trong 2 năm qua. ESG là cụm từ viết tắt bởi E-Environmental (Môi trường); S-Social (Xã hội) và G-Governance (Quản trị doanh nghiệp), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng. Doanh nghiệp có điểm số ESG càng cao tức là năng lực thực hành ESG càng tốt.

Thiếu quản trị bền vững

Tại Việt Nam, kết quả Nghiên cứu đánh giá thực trạng một số khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam theo khung Kinh tế - Môi trường – Xã hội và Quản trị (EESG) do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), IDH, Pepsico Việt Nam, Nestlé Việt Nam phối hợp thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6/2022 trong khuôn khổ Sáng kiến Khu công nghiệp bền vững – SIP cho thấy: Tỷ lệ ban hành chính sách phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và quản trị bền vững thấp (chỉ 39% có chính sách quản lý rủi ro môi trường, 10% có chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, 13% có chính sách về chuyển đổi số); các KCN quan tâm đến chính sách quản lý rủi ro (hay tuân thủ luật pháp) nhiều hơn các chính sách mang lại sự phát triển bền vững cho KCN và các doanh nghiệp tham gia.

Trong số KCN được khảo sát, chỉ 22% KCN có chứng chỉ hệ thống quản lý, 76% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp. Các giá trị hoạt động của KCN chưa được đánh giá đầy đủ và chia sẻ rộng rãi.

Ông Phạm Hoàng Hải, Trưởng bộ phận Quan hệ Đối tác VBCSD chia sẻ: “Hiện nay tại Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu về thực trạng hoạt động của các KCN và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan trong quản trị KCN như ban quản lý KCN, chủ đầu tư, chủ các doanh nghiệp trong KCN, cũng như các nhãn hàng để thực hiện phát triển bền vững doanh nghiệp và KCN. Yếu tố “đồng tạo dựng”, kết nối chặt chẽ các bên liên quan chính là điểm khác biệt của Sáng kiến SIP”.

Cũng theo ông Hải, tiếp sau nghiên cứu này, VBCSD và IDH sẽ phối hợp thành viên Ban chỉ đạo Sáng kiến để xây dựng Bộ chỉ số KCN bền vững dựa trên khung EESG và tiến hành thử nghiệm mức độ tương thích, phù hợp của Bộ chỉ số trong quản trị KCN tại Việt Nam.

Dự kiến hàng năm, VBCSD sẽ hợp tác với các các cơ quan Chính phủ, ban quản lý KCN, các chủ đầu, các nhãn hàng để xây dựng bản đồ hiện trạng KCN bền vững trên toàn quốc, nhằm cung cấp một nền tảng tổng thể và toàn diện, không chỉ giúp đo lường hiệu quả hoạt động của KCN, mà còn giúp cải tiến liên tục và chuyển đổi KCN, tiến tới đạt các tiêu chuẩn về KCN sinh thái.

Xu hướng tất yếu

ESG đang là một xu hướng dẫn dắt cho đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh sau đại dịch, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp tiếp cận các chuẩn mực ESG, với mục tiêu phát triển kinh tế phải đi cùng với bảo vệ môi trường, phát triển con người và xã hội.

Ông Joe Phelan, Giám đốc Điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD) chia sẻ kết quả nghiên cứu từ WBCSD cho thấy, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc xác định những rủi ro về ESG trong công tác quản trị rủi ro hàng năm, cho dù ESG vẫn được họ đưa vào báo cáo bền vững thường niên của mình.

>>> Chiến lược ESG để thu hút vốn cho doanh nghiệp tư nhân

Để đề xuất giải pháp cho việc này, WBCSD giới thiệu mô hình Ba tuyến mới. Theo đó, ESG được tích hợp thông qua 3 trụ cột chính là: Quản trị, bao gồm phát triển cơ chế quản trị và báo cáo theo khung ESG và gắn kết chặt chẽ với các bên liên quan; Quản lý, bao gồm phát triển công tác tiếp cận đa nguồn lực, đánh giá rủi ro thực chất theo ESG, và giám sát chất lượng dữ liệu/báo cáo về ESG; Cuối cùng là Kiểm toán nội bộ có vai trò kiểm soát và bảo đảm tính chính xác của dữ liệu ESG trong doanh nghiệp, thúc đẩy công tác báo cáo về các ảnh hưởng kinh tế, xã hội của doanh nghiệp theo khung ESG, và tương tác chặt chẽ với hai trụ cột còn lại.

Bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, Phó Chủ tịch VBCS nhấn mạnh: ESG không còn là trách nhiệm, mà là một yếu tố để duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và là cơ hội phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Đây không chỉ là câu chuyện của riêng các công ty đại chúng, công ty niêm yết, mà là của chung tất cả các doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ESG thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711617665 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711617665 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10