EVFTA: Hoà giải thương mại là cách thức được khuyến nghị khi xảy ra tranh chấp

Diendandoanhnghiep.vn Được biết, trong EVFTA đã có hẳn một chương về giao thức của cơ chế tranh chấp trong hiệp định thương mại.

Điều này cho thấy mối quan tâm đặc biệt của EU và Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp thông qua hình thức hoà giải. 

Khuyến khích doanh nghiệp giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại

TOP

TOP 10 quốc gia có số vụ tranh chấp  nhiều nhất giai đoạn 1993 -2018.

Cụ thể, phụ lục 15-C của EVFTA đưa ra quy trình giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến hiệp định thương mại. Trong tương lai, theo nhận định của EuroCham xu hướng này bao gồm các cơ chế giải quyết tranh chấp như điều đình và hoà giải. Theo đó, điều này cũng có thể trở thành một công cụ thực thi các hiệp định trong việc giải quyết thương mại quốc tế do hoà giải. Kết quả này cũng có thể có hiệu lực tương tự như Công ước New York năm 1958 về việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài.

Thông qua EVFTA sẽ có một khung pháp lý phù hợp để các nhà lập pháp Việt Nam phát triển hoà giải thương mại và hoà giải đầu tư.

Theo đó, EVFTA cũng nêu chi tiết khung làm việc để giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua hoà giải. Các quy định của Việt Nam cũng tương thích với Chỉ thị 2008/52/EC của Nghị viện và Hội đồng EU ngày 21/5/2008.

Trong những năm gần đây, hoà giải thương mại đã dần được hợp pháp hoá tại Việt Nam và đã mở rộng khung pháp lý cho hoà giải thương mại. Điều này được thể hiện ở việc Chính phủ chính thức công bố Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại.

Nghị định này khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp coi hoà giải thương mại là một quá trình giải quyết tranh chấp thay thế. Nghị định cũng quy định chi tiết về các nguyên tắc, điều kiện và thủ tục hoà giải thương mại. Trong đó, có thể kể đến việc xác nhận thoả thuận giải quyết thông qua các toà án, cũng như các điều kiện để thành lập các trung tâm hoà giải tại Việt Nam.

Cụ thể, Nghị định 22 đã công nhận hai phương thức hoạt động riêng biệt cho các tổ chức hoà giải nước ngoài bao gồm, các chi nhánh của các tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài có thể cung cấp dịch vụ hoà giải tại Việt Nam. Ngoài ra, các văn phòng đại diện cũng có thể phát triển kinh doanh và thúc đẩy thực tiễn hoà giải tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nghị định 22 cũng cho phép các tổ chức và trung tâm hoà giải nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, việc chỉ định hoà giải viên thương mại - những người chưa đăng ký với Bộ Tư pháp hoặc trung tâm hoà giải thương mại theo Nghị định là vi phạm các quy định. Trong thường hợp không có thoả thuận về thủ tục hoà giải thương mại, hoà giải viên có thể áp dụng thủ tục phù hợp nhất với bản chất của tranh chấp miễn là các bên chấp thuận thủ tục đó.

Việt Nam nên tham gia công ước Singapore

Hiện nay, tại Việt Nam các chương trình đào tạo hoà giải và được công nhận bởi quốc tế đang được hỗ trợ bởi IFC và Ban Thư ký Nhà nước phụ trách các vấn đề kinh tế Thuỵ Sỹ (SECO) bằng việc hỗ trợ xây dựng năng lực thông qua hoạt động đào tạo hoà giải cho một nhóm chuyên gia được lựa chọn.

Đã có 60 chuyên gia tham gia đào tạo và được Trung tâm giải quyết Tranh chấp hiệu quả (CEDR) – tổ chức tư vấn giải quyết và quản lý xung đột lớn nhất trên thế giới tại Anh. Ngoài ra, Tổ chức Hoà giải thế giới cũng công nhận hoà giải viên tại Việt Nam thông qua các sáng kiến trong cộng đồng doanh nghiệp với các sinh viên luật.

Được biết, đến nay mới chỉ có hai trung tâm hoà giải được đăng ký tại Việt Nam đó là Trung tâm Hoà giải Việt Na (VMC) tại Hà Nội và Phòng Hoà giải tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Công ước Liên hợp Quốc về các thoả thuận hoà giải quốc tế còn được gọi là Công ước Sinapore, tương tự như Công ước New York và Công ước Hague, giải quyết các thoả thuận về trọng tài quốc tế.

ông Thomas G.Giglione

Ông Thomas G.Giglione

Ông Thomas G.Giglione, hoà giải viên và chuyên gia đào tạo về hoà giải tại ANT Lawyers phân tích: “Công ước mới này sẽ thúc đẩy việc sử dụng hoà giải như một lựa chọn cho các doanh nghiệp nhằm giải quyết tranh chấp của họ”.

“Trong đó, công ước liệt kê các điều kiện cụ thể cần được thực hiện để Nhà nước thực thi thoả thuận hoà giải. Tuy nhiên, công ước này không bao gồm các thoả thuận giải quyết đã được toà án phê chuẩn hoặc đã được ký kết trong quá trình tố tụng của toà án. Hoặc trong trường hợp đa được ghi lại và thi hành như một phán quyết trọng tài”, ông Thomas G.Giglione  phân tích thêm.

Dự kiến, lễ ký kết Công ước Hoà giải Singapore sẽ diễn ra tại Singapore trong năm nay.

Tuy nhiên, đáng tiếc, Việt Nam không phải là một trong những bên đã ký kết Công ước Singapore. Vì vậy, điều này đang tạo “áp lực” lên Nghị định 22 về việc yêu cầu các bên áp dụng các thoả thuận hoà giải với Toà án Việt Nam. Theo đó, các bên xác nhận tranh chấp của họ với toà án Việt Nam sẽ không được bảo vệ bởi các quy định của Công ước Quốc tế như đã nêu ở trên.

Vì vậy, EuroCham đề xuất Việt Nam tham gia vào Công ước Singapore. Điều này sẽ góp phần củng cố tầm vóc của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Hơn nữa, “Hiện nay, nghị định 22 cũng bộc lộ những hạn chế như không công nhận việc giải quyết hoà giải nước ngoài, việc tham gia Công ước sau đó sẽ trở thành lựa chọn khả thi cho các nhà đầu tư và thương nhân nước ngoài khi các toà án Việt Nam công nhận việc giải quyết hoà giải từ các thủ tục tố tụng có yếu tố nước ngoài”, ông Thomas G.Giglione nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EVFTA: Hoà giải thương mại là cách thức được khuyến nghị khi xảy ra tranh chấp tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714017432 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714017432 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10