EVFTA - “trái ngọt không dễ hái” của ngành may

Diendandoanhnghiep.vn EVFTA được ví như" quả ngọt" của ngành may mặc Việt Nam trong dài hạn. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của bản cam kết, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ thiết thực, kịp thời từ Chính phủ.

sfds

Trong ngắn hạn, may mặc Việt Nam được hưởng lợi chưa đáng kể từ EVFTA, vì hàng Việt Nam chưa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” và một số rào cản khác từ hàng rào kỹ thuật. 

Theo quy định EVFTA, Việt Nam ngay lập tức sẽ được gỡ bỏ 85,6% số dòng thuế. Trong đó, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi trực tiếp gồm 42,5%, chủ yếu là thuế đối với nguyên liệu dệt, phần còn lại là (dòng thuế đối với sản phẩm dệt may cuối cùng) sẽ giảm về 0% sau từ 3 - 7 năm thay cho mức khởi điểm 12%.

Còn đó nỗi lo xuất xứ

Đây sẽ là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường EU, đặc biệt sẽ lợi thế hơn so với hai nước, Bangladesh và Campuchia, do trước đó các sản phẩm của họ được hưởng thuế ưu đãi phổ cập (GSP) 0%.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, may mặc Việt Nam được hưởng lợi chưa đáng kể từ EVFTA, vì hàng Việt Nam chưa đáp ứng được các quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” và một số rào cản khác từ hàng rào kỹ thuật. 

Đây là bài toán không mới, dù đã được tính trước đó nhưng vẫn chưa tìm ra lời giải. Vì hiện nay, tỷ lệ hàng may mặc xuất khẩu vào Châu Âu đáp ứng được điều kiện xuất xứ là rất nhỏ. Bởi đa phần nguyên phụ liệu của ngành này đang phải nhập từ các nước ngoài khối. Do đó, hưởng lợi về thuế xuất đang là cơ hội nhưng cũng được coi là thách thức lớn đối với ngành may mặc Việt Nam.

Năm 2020 sẽ còn khó khăn hơn năm 2019 vì ngoài nguyên nhân về giá nhân công tăng cao, (tăng thêm 5% so với năm 2019), chi phí logictic cũng tăng cao... Thêm vào đó, thị trường toàn cầu đang ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, làm gián đoạn quá trình sản xuất, cung-cầu, kéo theo nhiều hệ luỵ xấu như giảm khả năng tiêu dùng, phân phối trên toàn thế giới.

Chưa thống kê chính xác được những thiệt hại về kinh tế nhưng kim ngạch tăng trưởng của ngành may Việt Nam quý I đầu năm sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với Ấn độ và Bangladesh, tỷ trọng khó giữ được kết quả như năm 2019 là 29,3 tỷ USD, nếu như Chính phủ không có động thái khẩn cấp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Dệt may cần làm gì?

Để có thể hưởng lợi tối đa từ các hiệp định thì ngành Dệt May Việt Nam phải đầu tư thêm khâu dệt, nhuộm, hoàn tất để nâng dần tỷ lệ số lượng vải sản xuất trong nước thay thế vải nhập khẩu từ các nước ngoài hiệp định. Muốn làm được điều này, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp cần có sự vào cuộc hỗ trợ thiết thực nhất từ phía Chính phủ và các cơ quan ban ngành.

Nếu Việt Nam không đặt ra một chiến lược và cơ chế tốt thì khối doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ khó tiếp cận thị trường EU, chưa chắc đã hưởng lợi từ thị trường này.

Ngay bước đầu cần có cơ chế, chính sách ưu đãi thông thoáng để tạo sức hút cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tham gia triển khai xây dựng các dự án đầu tư vào dệt, nhuộm, theo quy trình khép kín. Điều kiện sản xuất đảm bảo được về yêu cầu vệ sinh môi trường, trách nhiệm xã hội như; xử lý nước thải tập trung; Ưu đãi về thuể, tiền thuê đất, vốn vay đầu tư... Nhằm giúp doanh nghiệp may mặc Việt Nam phát triển bền vững, Chính Phủ, nên có phương án hỗ trợ về lãi xuất, giảm lãi vay cho doanh nghiệp xuống còn 4 – 5%/ năm.

Giãn thời gian đóng BHXH (từ 6 tháng đến 1 năm cho những tháng nghỉ việc) hỗ trợ tiền lương cho công nhân nghỉ việc (từ quỹ thất nghiệp), đặc biệt không tăng tiền thuê đất trong 3 năm tới.

Song song với phương án đó, thì Nhà nước cũng nới lỏng tỷ giá đồng Việt Nam với các ngoại tệ chính như USD, UERO... ít nhất cũng từ 3 – 4%/ năm.

Bộ lao động Thương binh Xã hội cho phép doanh nghiệp tăng giờ làm thêm,để sản xuất bù cho những đơn hàng bị chậm do dịch COVIS – 19. Trong 4 tháng sau dịch, được phép huy động làm thêm 4 giờ/ngày tương đương (100 giờ/tháng) nhằm bù sản lượng đơn hàng cho đối tác và thị trường quốc tế...

Bên cạnh đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cần tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo để đưa thông tin đến các doanh nghiệp, qua đó giúp họ nắm bắt thêm thông tin để họ có kế hoạch sản xuất cho từng dòng sản phẩm, hạn chế việc xuất dư gây lãng phí khan hiếm nguồn nguyên liệu chung cũng như tài chính cho doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EVFTA - “trái ngọt không dễ hái” của ngành may tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711625940 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711625940 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10