EVIPA và cơ chế giải quyết tranh chấp

Diendandoanhnghiep.vn Cơ chế giải quyết tranh chấp mới đã được Việt Nam và EU tách ra khỏi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để đưa vào Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư (ISDS) mang yếu tố đặc thù bởi chủ thể tham gia tranh chấp không chỉ các quốc gia ký kết hiệp định mà nhà đầu tư mang quốc tịch của nước ký kết được trao quyền khởi kiện chính phủ nước tiếp nhận khoản đầu tư của họ. 

Dự kiến, hôm nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Namvà một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA).

Là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực thi cơ chế mới này Việt Nam sẽ đối diện với rất nhiều cơ hội và thách thức.

Là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực thi cơ chế mới này Việt Nam sẽ đối diện với rất nhiều cơ hội và thách thức.

Ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải

Trên toàn cầu, tính tới tháng 1/2019, tổng số vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ các nước lên tới 942 vụ, với 117 quốc gia có ít nhất một vụ kiện với nhà đầu tư. Các vụ tranh chấp mới xuất hiện trong khoảng 1 năm qua chủ yếu tập trung tại các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tế đang tiến hành cải tổ. 

Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa một Bên và nhà đầu tư của Bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách thiện chí thông qua đàm phán và hòa giải.

Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và hòa giải thì mới sử dụng đến cơ chế giải quyết tranh chấp được qui định trong Hiệp định này. 

Theo đó, Việt Nam và EU thống nhất thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp thường trực gồm hai cấp là sơ thẩm (với 9 thành viên) và phúc thẩm (với 6 thành viên). Thành viên của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư này do Ủy ban Thương mại EVFTA chỉ định, hoạt động theo nhiệm kì thông thường là 4 năm và có thể được chỉ định thêm 1 nhiệm kì, được hưởng phí duy trì do các Bên của Hiệp định chi trả.

Phán quyết của cơ quan phúc thẩm và phán quyết của Tòa trọng tài sơ thẩm nếu không bị kháng cáo trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành được coi là phán quyết cuối cùng, các bên tranh chấp không có quyền kháng cáo nữa. Hai bên sẽ công nhận phán quyết cuối cùng có giá trị tương đương như phán quyết của Tòa án nước mình. 

Đối với Việt Nam, qui định này sẽ có hiệu lực sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc trong thời gian dài hơn do Ủy ban Thương mại thống nhất. Việc thi hành phán quyết được thực hiện theo pháp luật của quốc gia nơi phán quyết được thi hành.

Hai bên thống nhất nếu cùng tham gia vào một Hiệp định thành lập cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương về đầu tư hoặc cơ chế phúc thẩm đa phương về đầu tư thì có thể chấm dứt việc thực hiện hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư song phương theo Hiệp định này.

Lưu ý dành cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Thực tế, trong thời gian qua, từ cơ chế giúp doanh nghiệp kiện các quy định bất công của chính phủ, ISDS phần nào trở thành công cụ “bắt nạt” hiệu quả mà nhà đầu tư tới từ các quốc gia phát triển sử dụng để chống lại chính phủ các nước khi lợi nhuận của mình bị tổn hại.

Nhìn chung các điều ước đầu tư quốc tế được xây dựng nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi họ thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài.

“Nhưng các doanh nghiệp kinh doanh trong nước, nhìn chung sẽ không được hưởng lợi từ các cơ chế giải quyết tranh chấp này nếu có tranh chấp với nhà nước”, PGS.TS Trần Việt Dũng, Trưởng khoa luật quốc tế, Đại học luật TP HCM, Cố vấn cao cấp VICTORY LLC đưa ra lưu ý.

Theo quan điểm của ông Dũng, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sẽ cần phải nắm bắt các nguyên tắc và quy định cua các điều ước bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và quốc gia liên quan.

“Nếu đầu tư sang các thị trường như Úc, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Canada, Chile … các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải nắm các quy định về ưu đãi và bảo hộ đầu tư của hiệp định CPTPP; nếu đầu tư sang thị trường EU thì sẽ phải biết về EVFTA, EVIPA và tương tự nếu đầu tư vào Hàn Quốc thì sẽ là KVFTA”, ông Dũng khuyến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EVIPA và cơ chế giải quyết tranh chấp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713592780 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713592780 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10