Facebook cho biết họ sẽ không loại bỏ tin tức giả từ nền tảng của họ vì nó không vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, mà chỉ "giáng cấp" những tin này.
Trước đó, đã có bằng chứng cho rằng Nga đã thông qua Facebook để truyền bá tin tức giả gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tại Mỹ, buộc Facebook phải có trách nhiệm trong việc này.
Có thể bạn quan tâm
02:33, 12/07/2018
20:00, 05/07/2018
11:08, 03/07/2018
11:00, 02/07/2018
04:37, 02/07/2018
04:06, 26/06/2018
04:08, 16/06/2018
Tại một sự kiện của Facebook tại New York, Mỹ, đại diện Facebook đã cố xoa dịu dư luận rằng mình có thể giải quyết các thông tin giả mạo. Tuy nhiên, sự đảm bảo này của Facebook vẫn chưa đủ sức thuyết phục khi mà Facebook vẫn để cho trang InfoWars tồn tại trên mạng xã hội này.
InfoWars được biết đến là trang sản xuất chương trình trò chuyện trực tiếp trực tuyến và có hơn 900.000 người theo dõi trên Facebook và chứa đầy thông tin sai lệch. Và người điều hành trang này là Alex Jones hiện có hơn 2,4 triệu người đăng ký theo dõi trên YouTube.
Đại diện của Facebook, ông John Hegeman cho biết: Chúng tôi đã tạo ra Facebook để trở thành nơi mọi người có thể có tiếng nói. Facebook sẽ không loại bỏ tin tức giả mạo nhưng sẽ xuống hạng nội dung đã được đánh dấu là sai.
"Chúng tôi cho phép mọi người đăng nó như một hình thức biểu đạt, nhưng chúng tôi sẽ không hiển thị nó ở đầu News Feed”, ông John cho biết.
Theo Engadget, Facebook đã thực hiện nhiều hành động để chống lại tin tức giả mạo kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, bao gồm những thuật toán mới cho News Feed cũng như công cụ lọc tin tức giả mạo, tuy nhiên mọi nỗ lực này dường như đã không thành công.
Sự thất bại này được cho là xuất phát từ bộ phận kiểm tra tin bị gắn cờ fake news có thực hay không. Đây là bộ phận được tạo ra dựa trên sự hợp tác của Facebook với tổ chức International Fact-Checking Network (IFCN). Một nhân viên giấu tên của IFCN cho rằng, họ lo ngại về việc Facebook từ chối công bố số liệu thống kê về công việc của họ, thậm chí thông tin nội bộ.
Bên cạnh đó, các nhân viên IFCN cũng có những nghi ngờ về hiệu quả trong tiện ích đặt cảnh báo tin giả mạo tiềm ẩn trên Facebook, điều mà mạng xã hội lớn nhất muốn che giấu.
Những tin tức giả mạo đã lan tràn trên mạng xã hội trong năm vừa qua. Tại Mỹ, tin tức giả mạo cũng tràn ngập trên Facebook, Google, Twitter… Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hàng ngày.