Gang thép Thái Nguyên (TISCO) loay hoay tìm lối thoát

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi Vietinbank bán khoản nợ hơn 2.500 tỷ của “TISCO” cho “VAMC”, Gang thép Thái Nguyên đang đứng bên bờ vực phá sản.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ công khai kết luận thanh tra dự án cải tạo mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và qua thanh tra đã phát hiện các cá nhân, tổ chức liên quan. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng mà dư luận quan tâm là doanh nghiệp còn giữ lại gì sau khi gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề trong quá trình đầu tư dự án giai đoạn 2. Liệu có cơ hội, hướng đi nào cho “TISCO” hồi sinh?

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong tình trạng nguy hiểm đầu năm 2019

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên gắng gượng hoạt động đầu năm

Theo ông Hoàng Ngọc Diệp - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), tình trạng hiện nay của TISCO đang cực kỳ nguy hiểm. Bế tắc lâu nay của doanh nghiệp là do hậu qủa trực tiếp và gián tiếp khi dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 bị dừng. Đặc biệt là liên quan tới vướng mắc các khoản nợ từ Ngân Hàng TMCP. Trong đó, tháng 12 năm 2018, Vietinbank đã bán khoản nợ của TISCO vay (bao gồm các khoản nợ dài hạn cho dự án và  các nợ ngắn hạn) cho Công ty TNHH MTV Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Đồng thời, Ngân hàng  TMCP Vietinbank đã chuyển nhóm nợ của TISCO sang nhóm 5. Việc chuyển sang nhóm 5 dẫn đến việc các ngân hàng không tiếp tục cho vay và chỉ tập trung thu hồi nợ. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của TISCO, khả năng TISCO buộc phải dừng các hoạt động sản xuất là khó tránh khỏi, có thể là phá sản.

Nếu TISCO phải dừng hoạt động sản xuất, không có nguồn vốn hoạt động thì nguy cơ TISCO phá sản là rất cao. Việc này kéo theo rất nhiều hậu quả khó lường. Thứ nhất, phần vốn của Nhà nước của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP tại TISCO có nguy cơ bị mất trắng. Thứ hai, các ngân hàng TMCP không thu được nợ, đặc biệt ảnh hưởng tới gần 4.500 người lao động trực tiếp mất việc và ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình an sinh xã hội cả tỉnh Thái Nguyên.

Đối với TISCO, tình trạng hiện nay đang rất báo động khi lò cao không thể dừng sản xuất, nếu dừng rồi khi sản xuất trở lại lại phải khởi động lại, mất thêm hàng trăm tỷ đồng, vậy mà nhiều ngày nay công ty không còn kinh phí để mua thêm cân nguyên liệu nào. “Hiện nay, doanh nghiệp đang duy trì được là nhờ các đối tác, bạn hàng vẫn tín nhiệm cho mua chịu nguyên liệu, nhưng chắc không thể khéo dài. Nếu không có giải pháp để duy trì vốn sản xuất thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị phá sản” - Ông Diệp chia sẻ.

Theo ông Trịnh Khôi nguyên – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP (VNS), việc mở rộng dự án giai đoạn 2 là điều cần thiết nhưng tới thời điểm hiện tại bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cả TISCO. “Theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt "Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương”.  Trong đó, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO nằm chung trong tổng thể 12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành Công Thương cần được xử lý và không rót vốn vào nữa.

Theo ông Nguyên, hiện tại, TISCO đang gặp nhiều khó khăn cấp bách, từ khi Vietinbank cơ cấu lại theo hướng bán các khoản nợ cả TISCO cho VAMC và việc xếp khoản nợ này vào nhóm 5 dẫn đến các ngân hàng đóng cửa các khoản vay với công ty, chờ ý kiến của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước. “Nếu không có vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh rất có thể TISCO phải dừng hoạt động, có thể dẫn tới phá sản, nan giải hơn với hơn 4.500 người lao động của TISCO không có việc làm và kéo theo đó Tổng công ty Thép Việt Nam có thể chết theo” – ông Nguyên chia sẻ.

Trước tình hình cấp bách mang tính chất sống còn của TISCO, ông Nguyên mong muốn, các ngân hàng TMCP tiếp tục tạo kiện cấp tín dụng cho TISCO vay với các điều kiện có thể khắc khe hơn, nhưng vấn đề chính là dòng tiền trong công ty được lưu thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có dòng tiền chi trả cho người lao động. Tiếp theo mong muốn Chính  phủ tạo điều kiện cho hoàn thành dự án giai đoạn 2, nói cách khác là thực hiện sớm việc thoái vốn Nhà nước khỏi TISCO để vốn lưu động vào thực hiện tiếp dự án.

Cũng theo ông Nguyên, trên thực tế đối với dự án gang thép Thái Nguyên thì các hạng mục đã hoàn thành được 70%. Các trang thiết bị, máy móc đã được tập kết về vẫn còn bảo quản rất tốt và chỉ cần thiếu ít vốn để hoàn tất dự án. “Nếu được hoàn thành thì TISCO có rất nhiều lợi thế khi hoàn thành khu sản xuất phôi và hệ thống hiện có thì sẽ thành 1 khu liên sản xuất liên hoàn khép kín, tất nhiên về đầu tư không cao vì nó đang có khoản nợ rất lớn, nhưng xét hiệu quả kinh tế xã hội thì hoàn toàn chấp nhận được thì đáng được đầu tư tiếp” - ông Nguyên chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gang thép Thái Nguyên (TISCO) loay hoay tìm lối thoát tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708981 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708981 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10