GDP từ góc nhìn chính sách công: (Bài 4) Cải cách thể chế là dư địa lớn cho tăng trưởng

Diendandoanhnghiep.vn Trong quá trình triển khai chính sách kinh tế ‘Chính phủ kiến tạo’ đã nhận định: “Cải cách thể chế là dư địa lớn cho tăng trưởng”.

Trong "Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019", Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã xếp hạng Việt Nam là nền kinh tế có tính cạnh tranh thứ 67 thế giới trong năm 2019, với 61,5 điểm - tăng 10 bậc và tăng 3,5 điểm so với năm 2018.

WEF nhấn mạnh các hạng mục chính có liên quan đến cải cách thể chế (tăng 5 bậc) để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và khiến chỉ số Quy mô thị trường (Market Size) tăng mạnh nhất, đứng thứ 26/141 quốc gia.

Một trong những giải pháp chính sách là liên tục từ năm 2014 tới nay, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết về cải cách thể chế và chính sách kinh tế, trong đó năm 2019 Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Các chính sách này đã mang lại kết quả tích cực.

Một mặt, chính sách kinh tế này mang tính thực tế là cái gì có lợi cho dân và doanh nghiệp thì cần thực hiện, như thúc đẩy kinh doanh và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nhờ bỏ, sửa các rào cản về pháp luật, thủ tục hành chính cũng như cách hành xử của công chức, viên chức trong bộ máy. Chính sách này góp phần tạo nên GDP ở mức cao trong điều kiện khó khăn.

Thứ đến là những hiệu ứng của chính sách cũng dần bộc lộ rõ hơn, từ bất cập trong thể chế, như trong Báo cáo nêu trên đã chỉ rõ, chỉ số minh bạch (nhận thức về tham nhũng) tụt hạng so với 2018, các tiêu chí cơ sở hạ tầng, tự do báo chí, thị trường lao động, kỹ năng, tư duy phản biện trong giảng dạy… xếp hạng ở mức thấp.

Ngoài ra, những vẫn đề chủ yếu như lợi ích nhóm, xung đột quan hệ sở hữu, quyền lực của tập đoàn kinh tế tư nhân… đến các bức xúc, tệ nạn xã hội, mất niềm tin vào chế độ… vẫn đang thách thức với cải cách thể chế.

Như vậy, đằng sau những tranh luận về GDP mới, những vấn đề lớn hơn được đặt ra.

Chính phủ, các nhà nghiên cứu và người dân đã nhận thức rõ hơn về vai trò của thể chế đối với sự thịnh vượng, phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều đó thúc đẩy các khuyến nghị về thay đổi cấu trúc khá sâu sắc trong đời sống kinh tế.

Các đề xuất chính sách không chỉ cố gắng để phản ánh tư duy kinh tế và các bằng chứng hiện thời về nhiều thất bại thị trường, từ thương mại quốc tế đến bảo hiểm, thị trường vốn và thị trường lao động, mà còn nhấn mạnh rằng thể chế nào, mô hình thay thế nào cho phép nền kinh tế hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

Trong mô hình đó các khuyến nghị không thể bỏ qua vai trò của quyền lực và các giải pháp cho các vấn đề bất đối xứng về quyền lực hiện hành để tái cân bằng quyền lực vì các mục tiêu kinh tế và xã hội.

Chúng tôi khuyến nghị các cơ quan chức năng, tham mưu, các nhà nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước hay độc lập hãy tập trung làm sáng tỏ những vấn đề tồn đọng trong tăng trưởng kinh tế đã được chỉ ra vừa qua.

Hơn thế, hãy làm rõ hơn thực chất, nội hàm của ‘Chính phủ kiến tạo’ với việc đề xuất chính sách kinh tế, các hành động của bộ máy hành chính, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, công chức, viên chức ở trung ương và địa phương hướng tới mục tăng trưởng nhanh và bền vững.

Đặc biệt, đánh giá các hiệu ứng từ chính sách kinh tế của Chính phủ kiến tạo.

Có thể nói, việc đánh giá lại GDP khiến quy mô nền kinh tế tăng lên thêm 1/4 chỉ có thể từ hai khả năng.

Một là, cơ quan thống kê trước đó đã bỏ qua, chưa ‘tính đúng, tính đủ’ thành tố tăng trưởng hoặc áp dụng phương pháp xác định không phù hợp.

Hai là, có sự tác động ‘nào đó’ bởi yếu tố chủ quan xuất phát từ bệnh thành tích vốn là nhược điểm của thể chế.

Từ sự phân tích ở trên cho thấy việc áp dụng phương pháp xác định GDP sao cho phù hợp thì cần phải tính đến sự tác động bởi các yếu tố của nền kinh tế chuyển đổi sang thị trường với đặc thù Việt Nam. Ngoài ra, sự độc lập của cơ quan thống kê cũng có thể giảm đi sự nghi ngờ từ những can thiệp không mong muốn.

Cách nhìn nhận toàn diện và khách quan sẽ làm phong phú thêm nội dung và tạo thêm niềm tin vào các số liệu thống kê làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách.

Về lâu dài, thước đo GDP cần luôn được hoàn thiện để hướng đến phản ánh chất lượng của tăng trưởng kinh tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GDP từ góc nhìn chính sách công: (Bài 4) Cải cách thể chế là dư địa lớn cho tăng trưởng tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711670837 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711670837 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10