Giá niken tăng phi mã, Việt Nam đón nhận cơ hội này như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Niken là khoáng sản quý và đang trở lên khan hiếm do đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất công nghiệp, Việt Nam nên có chinh sách cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội này.

Tiềm năng của Việt Nam

Do nhu cầu sử dụng niken vào mục tiêu sản xuất Pin trong xe điện ngày càng tăng cao tại các nước, kết hợp với sự khan hiếm do lệnh cấm vận đối với Nga (nước cung cấp 10% niken trên thế giới) khiến giá thành của niken tăng phi mã trong những tuần qua. Nhìn về tiềm năng khoáng sản này, Việt Nam cũng có 3 địa danh sở hữu niken chưa được đánh thức tại Thanh Hóa, Cao Bằng và Sơn La chiếm trữ lượng lớn. Do đó theo các chuyên gia, để tận dụng được giá trị của neken vào phục vụ phát triển ngành công nghiệp trong nước, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, chế biến chuyên sâu loại khoáng sản này.

Nekel đang trở lên khan hiếm tại nhiều quốc gia

Nekel đang trở lên khan hiếm tại nhiều quốc gia

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp Thạc sĩ Đào Duy Anh – Viện Trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện Kim ( Bộ Công Thương) cho biết, niken được sử dụng nhiều trong ngành luyện kim do các hợp chất kim loại chứa niken có nhiều tính năng đặc biệt như có độ cứng cao, chịu va đập, mài mòn, chịu được lực kéo lớn, có khả năng làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, môi trường hóa chất… Các ngành sử dụng các hợp kim này là hàng không vũ trụ, sản xuất điện, có khí chế tạo, y khoa, hóa chất… Đặc biệt, với xu hướng phát triển năng lượng xanh (điện gió, điện mặt trời,…) và các phương tiện giao thông không sử dụng nhiên liệu hóa thạch (các loại xe điện), nhu cầu nekel cho sản xuất các thiết bị lưu trữ điện đang tăng trưởng rất lớn qua hàng năm vì các loại acquy, pin Li-ion thế hệ mới chứa đến 80%Ni (Ni Institute).

Đánh giá về vai trò của niken, Ông Đào Duy Anh cho biết, Việt Nam có tổng trữ lượng và tài nguyên niken ước tính khoảng 3,6 triệu tấn niken kim loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa (3.067.020 tấn), Sơn La (420.523 tấn), Cao Bằng (133.677 tấn).

Phần lớn tài nguyên niken Việt Nam được phát hiện cho đến nay tập trung ở tỉnh Thanh Hóa, tồn tại ở dạng khoáng sản xâm nhiễm trong quặng crôm vùng mỏ crômit Cổ Định (Thanh Hóa), do xâm nhiễm mịn và bản chất quặng crôm cũng ở dạng mịn và điều kiện khai thác không thuận lợi nên cả crôm và niken ở khu vực này hiện chưa có giải pháp khai thác, thu hồi hiệu quả.

Tại Việt Nam hiện có Công ty liên doanh Mỏ niken Bản Phúc – đơn vị duy nhất được cấp phép khai thác tại Việt Nam (tính đến thời điểm hiện tại), đã khai thác từ nhiều năm trước, nhưng do giá bán không đủ chi phí sản xuất nên doanh nghiệp đã tạm dừng khai thác và mới bắt đầu hoạt động trở lại.

Mỏ khai thác nekel của Công ty liên doanh Mỏ Nikel Bản phúc

Mỏ khai thác nekel của Công ty liên doanh Mỏ niken Bản phúc

Chia sẻ tới Diễn đàn Doanh nghiệp về kế hoạch khai thác của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Quang – Giám đốc Công ty liên doanh Mỏ niken Bản phúc cho biết: Công ty Blackstone là nhà đầu tư chính của Công ty Bản Phúc. Với tiềm năng lớn của niken trong sản xuất công nghiệp, chúng tôi dự định sẽ dùng tinh quặng niken từ mỏ để chế tạo catốt của ắc quy. Trong tương lai niken đóng vai trò quan trọng và được dùng phổ biến trong ngành sản xuất công nghiệp xe điện và xa hơn là hệ thống lưu trữ cho năng lượng tái tạo.

“Tại thị trường trong nước Công ty Vinfast thuộc tập đoàn Vingroup chuẩn bị sản xuất ắc quy cho ô tô điện tại Vũng Áng - Hà Tĩnh và sản xuất xe ô tô điện tại Đình Vũ, Hải Phòng. Chúng tôi đang cố gắng tiến tới sự hợp tác với Vinfast. Ắc quy trữ điện và ắc quy ô tô là hai lý do chính tại sao tiềm năng tiêu thụ niken của Việt Nam trong thời gian tới là rất cao” – Ông Quang nói.

Nikel Bản Phúc sẽ sản xuất tinh quặng vào năm 2025.

Niken Bản Phúc sẽ sản xuất tinh quặng vào năm 2025.

Chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp, ông Quang cho biết, theo lộ trình hoạt động của Công ty Mỏ niken Bản phúc, chúng tôi bắt đầu khai thác niken và sản xuất tinh quặng vào năm 2025. Hiện công tác thăm dò và khai thác khoáng sản như Mỏ niken Bản Phúc là công việc cần nhiều thời gian, vốn và đầy rủi ro. Để đạt hiệu quả chúng tôi dùng công nghệ hiện đại như EM (điện từ) và IP (phân cực) để phát hiện niken, qua trình khai thác công ty cũng phải khoan sâu tới từ 700m tới 1000m để thăm dò, khai thác…

Để tránh lãng phí, Blackstone đang làm việc với các công ty công nghệ chế biến để cải thiện tỷ lệ thu hồi niken từ các loại quặng phổ biến có hàm lượng kim loại thấp. Blackstone tin rằng tỷ lệ thu hồi sẽ còn được cải thiện hơn nữa khi đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

“Với những giá trị và tiềm năng về Nekel,  Việt Nam sẽ trở thành đối tác lớn của các nước có nhu cầu cao về niken trong khi thế giới đang ưu tiên cho các dự án và sản phẩm có phát thải CO2 bằng không cho những năm tới”- Ông Quang nhận định.

Cần chính sách cho doanh nghiệp

Tuy nhiên ứng dụng được tài nguyên niken vào sản xuất, cũng như chiếm được lợi thế về xuất khẩu thì theo các chuyên gia Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khai thác, chế biến các sản khoáng quý này.

Công đoạn thăm dò, khai cần nhiều thời gian, vốn và đầy rủi ro

Công đoạn thăm dò, khai cần nhiều thời gian, vốn và đầy rủi ro

Theo Viện Trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện Kim (Bộ Công Thương), hiện nay ở Việt Nam có duy nhất mỏ niken Bản Phúc, Sơn La, khai thác loại quặng sunfua đặc Sít, tuyển làm giàu quặng tinh lên hàm lượng 9,5% niken để xuất khẩu. Một số nghiên cứu tuyển quặng niken xâm tán gần đây đã tiến hành, song, việc áp dụng vào sản xuất còn gặp một số khó khăn về kỹ thuật và các quy định chế biến sâu. Cụ thể, tại mỏ Bản phúc, tuyển làm giàu loại quặng xâm tán chỉ đưa ra quặng tinh chứa 7,5% Ni, tại các mỏ ở Cao Bằng, việc giảm hàm lượng MgO trong tinh quặng xuống < 7% để có thể đưa chế biến tiếp là rất khó khăn và hiệu suất thu hồi thấp.

Với thực tế tài nguyên niken ở trữ lượng nhỏ, phân tán, điều kiện khai thác, chế biến không thuận lợi, để có thể phát triển được ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng trong nước nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu nekel cho các ngành công nghiệp trong nước mà theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipden đến năm 2025, có xét đến năm 2035, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018, đến 2025, sản lượng nekel chế biến sâu của Việt Nam đạt 8-11 ngàn tấn nekel/năm, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, rà soát, đánh giá lại thực tế tài nguyên niken, thăm dò xuống sâu, mở rộng vùng mỏ Ni tại tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Thanh Hóa và thăm dò tìm kiếm các mỏ mới để nâng cao trữ lượng quặng đủ nguyên liệu cho công suất có hiệu quả kinh tế của nhà máy chế biến sâu;

Hai là, tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến phù hợp để thu hồi có hiệu quả các loại hình quặng niken tại ba vùng mỏ đã phát hiện cho tới nay tại Việt Nam, đồng thời phát triển các dự án khai thác, tuyển thu hồi quặng tinh nekel ở cả 03 vùng mỏ;

Ba là, chỉ tập trung phát triển 01 dự án chế biến sâu sử dụng nguyên liệu từ cả ba vùng quặng để đảm bảo đạt công suất chế có hiệu quả; Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đặc thù theo đối tượng đầu tư, đủ để thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và công nghệ tham gia vào phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng niken của Việt Nam.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá niken tăng phi mã, Việt Nam đón nhận cơ hội này như thế nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713568387 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713568387 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10