Xăng cao “vời vợi” và sự “bình chân như vại”

Diendandoanhnghiep.vn Dân gian Việt Nam xưa có câu: “Bình chân như vại” để nói rằng việc đã cấp bách lắm rồi, nhưng vẫn chần chừ chưa giải quyết.

>>“Đằng đẵng” giá xăng, dầu

Nhiều tháng nay khi nói đến việc giảm thuế phí, chi phí kinh doanh xăng dầu… để góp phần giảm giá hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân đang gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng, thì dư luận lại nhắc lại câu nói dân gian trên và vẫn cho là rất phù hợp với tình hình hiện tại.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chúng ta đều biết giá xăng dầu đã tăng 60% so với trước đại dịch, từ đầu năm 2022 đến nay đã tăng 5 lần với biên độ mạnh, 1 lít xăng đã có giá bán lẻ trên 31.000đ, và khả năng tới ngày 13/6 có thể tăng lên trên 32.000đ/lít.

Việc tăng giá xăng dầu đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng giá vận chuyển hàng hoá và làm tăng giá các loại hàng hoá tiêu dùng trên thị trường, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Khá nhiều doanh nghiệp sản xuất đã không có lãi hoặc bị lỗ, một số ngư dân không ra khơi đánh cá vì sợ bị lỗ, còn các gia đình phải tiết kiệm chi tiêu, đời sống tinh thần và vật chất ngày càng gặp khó khăn hơn.

Những hệ quả của việc tăng giá xăng dầu không những gây khó khăn trước mắt mà còn để lại những hậu quả khá lâu dài trong những năm tiếp theo.

Nhắc lại những tác động của việc tăng giá xăng dầu tưởng là thừa song thực chất vẫn có những tác dụng, bởi lý do sau đây: Hai ngành Công Thương và Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về điều hành giá mặt hàng quan trọng này.

Nhiều tháng nay họ đều biết tình hình là như vậy, tuy nhiên qua nhiều lần trả lời với với báo chí, dư luận và gần đây nhất tại diễn đàn của cuộc họp Quốc hội đang diễn ra trong nửa đầu tháng 6/2022, thì vẫn nhắc đi nhắc lại một số điệp khúc như: “Giá xăng Việt Nam vẫn thấp hơn giá xăng của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu hạ giá xăng sẽ dẫn tới nguy cơ buôn lậu xăng dầu.

Hoặc như: “Nếu hạ giá xăng thì chúng ta sẽ hạch toán không đầy đủ giá trị của hàng hoá, từ đó dẫn tới Việt Nam khả năng bị kiện chống bán phá giá, trợ cấp.”

Lý luận trên của hai ngành mới nghe ban đầu có vẻ đúng, nhưng nếu phân tích kỹ về lợi và hại của việc giảm giá xăng dầu trong gia đoạn hiện nay thì lại có vấn đề.

Về vấn đề buôn lậu xăng dầu là có thật, tuy nhiên chúng ta có hàng vạn chiến sĩ hải quan biên phòng, công an kinh tế, quản lý thị trường thì họ đang làm gì ? Và thực chất họ cũng đang bắt giữ xăng dầu lậu, đó là công việc thường xuyên mà họ được phân công.

Còn việc hạ giá xăng, giảm thuế phí xăng mà Bộ trưởng Bộ Tài Chính nói: “Sẽ bị kiện chống bán phá giá, trợ cấp”, thì Malaysia đang làm từ lâu, ở nước họ xăng dầu không có thuế phí trong cơ cấu giá bán lẻ và hiện đang bán ở mức 13.000đ/lít, đã có ai hoặc tổ chức nào kiện họ đâu?

>>Đại biểu Nguyễn Thị Yến: Cần công khai, minh bạch quản lý, điều tiết giá xăng dầu

Việc tăng giá xăng dầu đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng giá vận chuyển hàng hoá và làm tăng giá các loại hàng hoá tiêu dùng trên thị trường.

Việc tăng giá xăng dầu đã trực tiếp và gián tiếp làm tăng giá vận chuyển hàng hoá và làm tăng giá các loại hàng hoá tiêu dùng trên thị trường.

Dư luận cho rằng, một số ý kiến nêu lý do chưa giảm thuế phí xăng dầu một cách mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay khi xu hướng vẫn tiếp tục tăng cao của hai ngành không có gì mới, và không có cơ sở chắc chắn, không có lý lẽ thuyết phục dư luận xã hội.

Trong buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Quốc hội vừa diễn ra gần đây, Bộ nêu lý do giảm thuế phí là thẩm quyền của Quốc hội, Bộ đâu có biết trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu còn có lợi nhuận định mức, chi phí kinh doanh, quỹ bình ổn giá, thẩm quyền giải quyết mấy khoản mục này không phải đến mức Quốc hội phải duyệt mà do Chính phủ quyết định.

Mặt khác, cho đến nay hai ngành đã có phương án trình Quốc hội đâu? Họ còn đang tiếp tục theo dõi, nghiên cứu, xem giá cao đến mức nào rồi mới đề xuất!

Nhưng thực tế, ai cũng biết mức giá đã cao “vời vợi” hơn gấp đôi so với mức giá 2 năm trước đây. Qua tình hình diễn biến thực tế ở trên cho ta thấy, hai ngành đã bỏ qua những ý kiến khẩn thiết đề nghị giảm thuế phí và một số khoản khác trong giá xăng dầu của dư luận, chuyên gia và các đại biểu Quốc hội.

Họ vẫn ung dung “bình chân như vại” như không có chuyện gì xảy ra một cách cấp bách. Có lẽ họ không ra biển để đi đánh bắt với ngư dân, có nhiều tàu đã phải nằm bờ vì xăng dầu cao sẽ bị lỗ.

Họ có lẽ ít đi đến bữa cơm công nhân với đồng lương ít ỏi 5 triệu - 6 triệu đồng/tháng, lại bị giá cả hàng hoá tăng mạnh dẫn tới những bữa cơm đạm bạc không đem lại sức sống, tái sản xuất sức lao động cho người công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Họ hãy đi chợ, hãy đi sát đời sống của người nông dân, công nhân lao động, nghe những lời than vãn chính đáng của họ để có thể có những đề xuất kịp thời ngay trong tháng 6/2022 về giảm thuế phí xăng dầu.

Đề nghị Quốc hội và Chính phủ cần lắng nghe thấu đáo tình hình giá cả thị trường hiện nay để có những quyết định sớm để hạ giá xăng dầu, làm dịu đi nỗi lo của toàn xã hội về tác động của mặt hàng chiến lược số 1 trong sản xuất và đời sống ở thị trường Việt Nam hiện nay.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xăng cao “vời vợi” và sự “bình chân như vại” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711701079 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711701079 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10