Giấc mộng Trung Hoa - Bài 2: Ai ngáng đường?

Diendandoanhnghiep.vn Cuốn sách nổi tiếng của Giáo sư Peter Navarro đã lột tả tất cả những mối họa mang tên Trung Quốc.

Cuốn sách nổi tiếng của Giáo sư Peter Navarro đã mô tả đầy đủ mối họa mang tên Trung Quốc

Cuốn sách nổi tiếng của Giáo sư Peter Navarro đã mô tả đầy đủ mối họa mang tên Trung Quốc

Sau thời điểm “ngoại giao bóng bàn” diễn ra năm 1972, mối quan hệ Mỹ - Trung được cải thiện đáng kể sau cách mạng văn hóa. Thủ tướng Chu Ân Lai dùng thể thao với khẩu hiệu “hữu nghị là số 1, tranh tài là số 2”.

Mỹ - Trung nhìn thấy lợi ích khi bình thường hóa quan hệ. Washington cần Trung Quốc để đối trọng với quyền lực Liên Xô. Trong khi đó Bắc Kinh cần bang giao với thế giới để phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả của cách mạng văn hóa.

Suốt 30 năm sau, Trung Quốc tận dụng tối đa mối quan hệ với Mỹ để cách tân đất nước, hàng nghìn tỷ USD được Mỹ đầu tư vào, hàng loạt tập đoàn đa quốc gia của Mỹ theo gót các nhà ngoại giao sang làm ăn ở Trung Quốc.

Thật ra, không phải người Mỹ muốn Trung Quốc hùng mạnh, mà cốt lõi ở chỗ, các Tổng thống Mỹ muốn Trung Quốc hòa nhập với sân chơi toàn cầu, thông qua đó sẽ nghiễm nhiên tuân thủ luật chơi do Mỹ soạn ra.

Nhưng tất cả đã nhầm, Trung Quốc không những phát triển mạnh mẽ mà còn âm mưu thiết lập lại trật tự riêng, gây ảnh hưởng địa chính trị - kinh tế riêng, trở thành mối nguy toàn cầu, đe dọa an ninh, kinh tế, vị thế nước Mỹ.

Người cuối cùng theo đuổi chính sách “Trung Quốc hài hòa” là Tổng thống B. Obama, dưới nhiệm kỳ này, Mỹ không những không kiềm chế được Trung Quốc mà còn để cho Trung Quốc giành lợi thế ở nhiều lĩnh vực, như đầu tư vào châu Phi, tạo quan hệ với Trung Đông, bành trướng trên Biển Đông.

Điển hình trong kinh tế, sơn “sốt” săn lùng doanh nghiệp Mỹ của các nhà đầu tư Trung Quốc đang bùng lên với tốc độ chưa từng thấy kể từ năm 2016. Truyền thông Mỹ mô tả trào lưu thâu tóm doanh nghiệp của các nhà đầu tư Trung Quốc bằng đúng từ ngữ mà truyền thông Nhật mô tả về hiện tượng du khách Trung Quốc đi mua đồ hàng hiệu: “Cơn mua sắm điên cuồng”.

Mối họa Trung Quốc đã phát tác

Mối họa Trung Quốc đã phát tác

Trung Hoa mộng chính thức bị đặt vấn đề lên bàn nghị sự tại Nhà trắng từ khi tỷ phú Trump lên nắm quyền, điển hình là chiến tranh thương mại, siết chặt sở hữu trí tuệ, công nghệ.

Chính thức từ đây, giấc mộng Trung Hoa bị ngáng đường, biểu hiện ở mấy khía cạnh, các kế hoạch vĩ đại như Vành đai và Con đường, Made in China 2025 bị hoài nghi khắp thế giới.

Cú sốc với tập đoàn Huawei - biểu tượng của nền công nghệ Trung Quốc đã cho thấy, người Mỹ chính thức bắn phát súng lệnh tổng tấn công Trung Quốc ở mặt trận công nghệ.

Về chính trị, ngoại giao, quân sự, Washington hồi sinh bộ tứ kim cương ở châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hiện diện ở khu vực này, trực diện đối đầu với Bắc Kinh.

Tổng thống Joe Biden phục hồi quan hệ với đồng minh châu Á, châu Âu, cùng xây dựng các kế hoạch phát triển công nghệ cao nhằm loại bỏ Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu mới.

Một làn sóng tẩy chay Trung Quốc âm ỉ khắp nơi. Theo khảo sát của You Gov - công ty phân tích dữ liệu tại Anh, cho thấy 88% người Australia muốn tẩy chay hàng Trung Quốc để ủng hộ doanh nghiệp trong nước.

Nhà giáo dục và nhà đổi mới Ấn Độ Sonam Wangchuk đã kêu gọi người Ấn Độ “sử dụng sức mạnh ví tiền của bạn” và tẩy chay các sản phẩm Trung Quốc. Ông kêu gọi Ấn Độ “ngừng sử dụng phần mềm Trung Quốc trong một tuần và phần cứng trong một năm”.

Khái quát hơn, giáo sư Kinh tế và Chính sách công Peter Navarro ở Đại học California đã viết cuốn sách “Death by China/ Chết dưới tay Trung Quốc”. Tác giả liệt kê các mối nguy từ Trung Quốc: chính sách giao thương lạm dụng và thao túng tiền tệ đến lao động nô lệ và các sản phẩm tiêu dùng chết người, đe đọa sự ổn định kinh tế toàn cầu và hòa bình thế giới.

Vị Giáo sư mô tả: Hình thức chủ nghĩa tư bản ương ngạnh của Trung Quốc kết hợp với vũ khí bảo hộ mậu dịch và vũ khí mậu dịch trái luật để đẩy lùi từng việc làm một của các ngành công nghiệp Mỹ.

Sự phát triển quân sự táo bạo của Trung Quốc đang chạy đua về hướng đối đầu với Hoa Kỳ. Trong khi đó, giới hành chính, chính trị và thậm chí giới khoa bảng của Mỹ vẫn yên lặng về mối đe dọa đang tới gần.

Đáng chú ý, chương cuối cùng của cuốn sách best seller này đặt ra câu hỏi: Sống với Trung Quốc, làm sao để tồn tại và thịnh vượng trong thế kỷ của Rồng?

(Còn tiếp)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giấc mộng Trung Hoa - Bài 2: Ai ngáng đường? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713505099 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713505099 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10