Giải mã bí ẩn hiện tượng 'máu sông băng' đáng sợ

Diendandoanhnghiep.vn Các sông băng trên dãy núi Alps của Pháp trông giống như hiện trường của một vụ thảm sát khi lớp băng tuyết loang lỗ những vệt đỏ như máu và hiện tượng này được gọi là “máu sông băng”.

Hiện tượng máu sông băng là lời cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu.

Hiện tượng máu sông băng là lời cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu.

Một nhóm các nhà khoa học Pháp gần đây đã bắt tay vào một dự án mang tên AlpAlga để "giải mã" hiện tượng máu sông băng và những gì chúng có thể cho chúng ta biết về biến đổi khí hậu.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Plant Science gần đây. Theo đó, nhóm nghiên cứu đã mô tả việc tảo lục nở hoa là “dấu hiệu tiềm ẩn của biến đổi khí hậu”.

Các loài tảo khác nhau tạo ra màu đỏ, cam hoặc tím được tìm thấy ở các dãy núi trên khắp thế giới, không chỉ bao gồm Alps mà còn cả Rockies và thậm chí cả Greenland và Nam Cực.

Các nhà nghiên cứu từ lâu đã nghi ngờ rằng, biến đổi khí hậu khiến tuyết tan nhiều hơn đang tạo điều kiện lý tưởng cho loài tảo này nở hoa, dẫn đến sự gia tăng tuyết hồng hay máu sông băng.

Nhóm nghiên cứu AlpAlga muốn kiểm tra xem điều đó có đúng không, vì vậy họ đã thực hiện một chuyến thám hiểm để thu thập các mẫu đất từ năm địa điểm trên dãy Alps của Pháp ở độ cao từ 1.000m đến 3.000m so với mực nước biển. Chuyến đi này đã giúp họ thu thập 158 mẫu đất.

Vì đất chứa đầy các mẫu DNA do mọi loại sự sống tạo ra, nên các mẫu đất cho phép các nhà khoa học tạo ra một bức tranh rõ ràng về nơi sinh sống của hàng chục loại tảo khác nhau.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loài tảo khác nhau phát triển mạnh ở các độ cao khác nhau.

Ví dụ, một chi tảo được gọi là Sanguina, tạo ra màu đỏ như máu, chỉ sống ở độ cao hơn 2.000m. Ngược lại, hai giống vi tảo lục có tên là Desmococcu và Symbiochloris chỉ sống ở độ cao dưới 1.500m.

Sự phân bố hoàn toàn tách biệt cho thấy rằng các loại tảo khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện nhiệt rất cụ thể để sinh sôi nảy nở. Nhưng khi biến đổi khí hậu làm nóng các hệ sinh thái trên núi và làm tan tuyết, nó có thể làm rối loạn chu kỳ sống của các sinh vật ở đây.

Đó là tin xấu vì giống như vi tảo sống trong các vùng nước, tảo băng thuộc lưới thức ăn của hệ sinh thái trên núi. Khi tuyết bị tảo bao phủ nhiều hơn, nó cũng có thể gây mất ổn định hơn nữa đối với các sông băng còn lại trên dãy Alps và các mảng tuyết vì tảo sẫm màu hấp thụ nhiều năng lượng hơn tuyết trắng sáng. Điều đó có thể đồng nghĩa với khu vực vốn đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, lại phải hấp thụ nhiệt nhiều hơn, càng trở nên ấm hơn.

Nghiên cứu mới chỉ là bước khởi đầu cho nỗ lực của nhóm AlpAlga nhằm tìm ra chính xác điều kiện môi trường nào khiến tảo nở hoa và những thay đổi trong khí hậu và băng tuyết ảnh hưởng đến chu kỳ sống của tảo như thế nào cũng như những đợt nở hoa của tảo tác động như thế nào đến lớp băng còn lại.

Dãy núi Alps ở châu Âu đã nóng lên 2 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp, nhanh hơn mức trung bình toàn cầu.

Do băng tuyết tan, các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều thứ từng bị chôn vùi trong băng giá từ những di tích thời Chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến thi thể một cặp vợ chồng từng mất tích trong khu vực.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những ngọn núi Alps đang trên đà mất đi ít nhất một nửa sông băng vào giữa thế kỷ này trừ khi chúng ta sớm giải quyết lượng khí thải carbon.

https://tienphong.vn/giai-ma-bi-an-hien-tuong-mau-song-bang-dang-so-post1345720.tpo

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải mã bí ẩn hiện tượng 'máu sông băng' đáng sợ tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711659631 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711659631 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10