“Giải mật” khủng hoảng

Diendandoanhnghiep.vn Để thấy ánh sáng cuối đường hầm, cần nhìn thấu bản chất sự việc xảy ra trước mắt.

Người dân Mỹ như “lên đồng” với giá xăng 5USD/gallon; hàng chục triệu người châu Phi hoảng loạn vì thiếu lương thực; túi tiền “bốc hơi” nhanh chóng trước bão giá,…- với hầu hết chẳng thể hiểu chuyện gì đang xảy ra!

Năm ngoái, hàng nghìn người cách ly COVID-19 trong một tòa nhà ở Thâm Quyến (Trung Quốc) đã tuyệt vọng đến mức ném hết tiền bạc. Loài người đang đi đâu và về đâu trong thế giới hỗn mang?

Nhà kinh tế lỗi lạc Nouriel Roubini đưa ra dự báo ảm đạm “toàn cầu sẽ bước vào giai đoạn 10 năm trầm cảm và nợ nần”. Theo ông, bất kỳ sự phục hồi nào cũng có hình dạng chữ “U” hoặc thậm chí là một cái gì đó gần với chữ “L”.

Cuối đường hầm luôn có ánh sáng, làm sao vượt qua hành trình tăm tối? Chúng ta không đổi dời được hoàn cảnh nhưng hoàn toàn có thể thay đổi thái độ để thích nghi. Để tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, cần được trang bị thế giới quan khoa học để nhìn thấu bản chất sự việc xảy ra trước mắt.

Sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng đều tuân theo quy luật vũ trụ - tức là có quá trình khởi đầu, cao trào, suy thoái và kết thúc. Theo khuynh hướng ngày càng hoàn thiện, cái “A” mất đi sẽ có cái “A’” thế chỗ, người ta hay ví von “trong nguy có cơ” là thế.

>> Khủng hoảng chính trị Italy đe dọa Châu Âu

>> Khủng hoảng ngân hàng tại Trung Quốc: Phản ứng dây chuyền có xảy ra?

>> Shimao phá sản, nỗi lo khủng hoảng nợ bất động sản leo thang

Xung đột vũ trang ở Đông Âu chỉ là một trong vô vàn hiện tượng phản ánh mâu thuẫn trong cấu trúc chính trị, kinh tế, văn hóa trên phạm vi toàn cầu. Nếu nhìn dưới lăng kính tích cực - như triết học, nó giải quyết nhu cầu phát triển, vượt ra khỏi tấm áo cũ kỹ đã “mặc” từ sau thế chiến 2 đến nay.

Hệ thống hiện hành do Mỹ và Tây Âu xác lập - không đem lại cơ hội cho tất cả, vẫn tồn tại thái độ “nước lớn - nước nhỏ”, bất công bằng thương mại, mâu thuẫn phân cực chính trị sâu sắc. Trung Quốc và Nga trỗi dậy là hợp quy luật phát triển.

Triết học giải thích: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đến mức độ không thể điều hòa ắt dẫn đến cuộc cách mạng vũ trang. Ví dụ, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, Nga, Ấn Độ đang vấp phải rào cản từ Mỹ. Họ sở hữu năng lực dồi dào nhưng không thể giải phóng tối đa sức sản xuất do phải tuân theo khuôn khổ do Mỹ đặt ra.

Cũng từ đó, xuất hiện nhu cầu cần phải thiết lập một mối quan hệ thống nhất, phù hợp giữa chúng. Người Mỹ không chấp nhận thực tế này nên phát động chiến tranh thương mại gây xáo trộn.

Cũng như vậy, với cuộc chiến tại Ukraine, phản ánh mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng chính trị - Dân chủ phương Tây và chủ nghĩa dân tộc Nga. Bên thắng trong cuộc cạnh tranh này có quyền xác lập giá trị được xem là chuẩn mực.

Hãy yên tâm rằng, theo quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập. Thay đổi về lượng chuyển hóa thành sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa được diễn ra một cách tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày một cao hơn.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Giải mật” khủng hoảng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714065327 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714065327 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10