Giải pháp an cư cho người lao động

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Xây dựng đang hoàn thiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trong đó có các cơ chế chính sách, các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu phát triển nhà ở công nhân.

Ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng

Ngày 3/11/2021, tại Tọa đàm "Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp" do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) tổ chức, các doanh nghiệp, địa phương đã bày tỏ những vướng mắc cần được giải quyết để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp. Theo đó, ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng đã có những phản hồi.

Về chủ trương đẩy mạnh mô hình nhà ở lưu trú cho công nhân thuê

Doanh nghiệp có ý kiến về việc mô hình nhà ở để bán, nếu cho thuê chỉ cho thuê 1-2 người trên một căn hộ. Ông Hưng cho biết, hiện nay có một số mô hình hỗ trợ nhà ở cho công nhân, thứ nhất là nhà ở cho các hộ gia đình công nhân mua, thuê mua, thuê trong các dự án nhà ở xã hội thông thường.

Mô hình thứ hai là các ký túc xá cho các đối tượng là các công nhân chưa có gia đình cùng thuê trong một ký túc xá. Thứ ba là mô hình nhà trọ do các hộ dân sinh sống xung quanh các khu công nghiệp đầu tư, cho các hộ công nhân thuê.

Trong thời gian qua, mô hình nhà ở cho công nhân thuê phù hợp với phương thức sinh sống của công nhân hơn do công nhân trong quá trình làm việc không gắn bó với một doanh nghiệp mà thường chuyển nơi làm trong khoảng 6-7 năm. Do đó, mô hình nhà ở cho công nhân thuê là phù hợp với thực tiễn.

Toàn cảnh Tọa đàm "Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp" do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) tổ chức. 

Do đó, trong thời gian tới sẽ phát triển hơn nữa mô hình nhà ở cho công nhân thuê. Bộ Xây dựng cũng đang phối hợp với Bộ KH&ĐT và các địa phương, chủ trương dành quỹ đất trong đất kinh doanh dịch vụ thương mại của khu công nghiệp để xây dựng nhà lưu trú cho công nhân thuê, không phải để bán.

Điều này cũng phù hợp với việc giao cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng là chủ đầu tư của nhà ở lưu trú cho công nhân thuê. Vì dự án nhà lưu trú cho công nhân thuê cần thời gian thu hồi vốn rất lâu (khoảng 20 năm), do đó rất khó hấp dẫn các doanh nghiệp ngoài tham gia.

Về các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Theo quy định hiện hành, yêu cầu dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải đầu tư đồng bộ các hạ tầng chức năng phục vụ sinh hoạt, văn hóa, thể dục thể thao... tại Quyết định số 66 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp về phát triển nhà ở công nhân.

Từ đó đến nay, các quy định này cũng đang hiện này trong các quy định pháp luật, mới đây nhất là Quy chuẩn 01 về quy hoạch xây dựng và Quy chuẩn 04/2021 về nhà ở chung cư thì đối với căn hộ dạng chung cư phải có diện tích tối thiểu 25m2, diện tích phòng ở tối thiểu 9m2. Còn tiêu chuẩn 4m2/người cho nhà ở trong khu công nghiệp (như tại QĐ 66/2009-TTg) đã hết hiệu lực từ thời điểm có Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực.

Đối với việc lựa chọn Chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân

Việc lựa chọn chủ đầu tư đối với dự án nhà ở cho công nhân, hiện nay đối với các dự án nhà ở xã hội ngoài ranh giới khu công nghiệp phải thực hiện lựa chọn theo pháp luật đất đai, pháp luật về đấu thầu để tránh tình trạng có thể có việc chuyển đổi các khu công nghiệp thành các dự án nhà ở, sai với mục đích đầu tư ban đầu.

Đối với dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp trong diện tích đất của khu công nghiệp thì chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp nên được giao làm chủ đầu tư của dự án.

Về đề xuất điều tra khảo sát nhu cầu nhà ở công nhân

Thời gian qua, Bộ Xây dựng, trực tiếp là Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản đã phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) để thực hiện dự án xây dựng chính sách tổng thể về nhà ở xã hội cho Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, trong đó đã có hợp phần điều tra, khảo sát nhu cầu nhà ở xã hội công nhân.

Với việc ban hành tiêu chí cụ thể về tiêu chí chuyển đổi khu công nghiệp, khu đô thị dịch vụ, Bộ thống nhất cao với đề xuất này để tránh việc chuyển đổi mục đích đất ban đầu đã được giao. Trong thời gian vừa qua, rất nhiều dự án, sai phạm liên quan đến quản lý sử dụng đất đai.

Về đề xuất chính quyền hỗ trợ chủ đầu tư: Việc hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện các đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài dự án thì đã có trong quy định của pháp luật, trong đó địa phương phụ thuộc vào điều kiện của địa phương để có thể hỗ trợ chủ đầu tư trong hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài dự án.

Về đề xuất mô hình nhà ở xã hội tập trung với diện tích 50 - 100ha: Hiện nay, TP Hà Nội đã có đề xuất với Thủ tướng 5 dự án nhà ở xã hội tập trung, Hà Nội và Bộ Xây dựng cũng đang phối hợp để xây dựng các dự án với mô hình này.

Hiện Bộ đang tiến hành nghiên cứu sửa đổi, rà soát để kiến nghị sửa đổi Luật nhà ở 2014, trong đó sẽ đưa nội dung phát triển nhà ở công nhân thành chính sách riêng, không nằm trong chính sách nhà ở xã hội như hiện nay. Trong đó yêu cầu chủ đầu tư khu công nghiệp phải dành diện tích đất thương mại dịch vụ trong khu công nghiệp để xây dựng nhà ở công nhân và giao cho chủ đầu tư khu công nghiệp này làm chủ đầu tư dự án đó.

Chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu nhà công nhân sẽ được hạch toán chung vào giá thành chung cả khu công nghiệp để đảm bảo giá cho thuê với công nhân trong khu công nghiệp. Và bắt buộc quy định hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhà ở công nhân phải có cũng như dự án nhà ở xã hội khác.

Bên cạnh đó, sửa đổi theo hình thức bổ sung hình thức cho doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong khu công nghiệp được thuê các block nhà hiện nay để cho công nhân của mình thuê lại.

Ngoài ra, với pháp luật về thuế sửa theo hướng dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì các chủ đầu tư phải được hưởng ưu đãi lớn hơn. Bổ sung thêm các hình thức, điều kiện để được bán nhà cho thuê trong nhà ở xã hội sau 5 năm không có người thuê.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đang hoàn thiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trong đó cũng sẽ có các cơ chế chính sách, các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu phát triển hỗ trợ công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới.

Về việc doanh nghiệp có vốn FDI có được làm chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội hay không? Ông Hưng cho biết, theo quy định của Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư thì hiện pháp luật không có điều khoản cấm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký là chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên các doanh nghiệp này phải đáp ứng đầy đủ các quy định có liên quan.

Còn doanh nghiệp FDI có được sở hữu nhà ở xã hội thì hiện theo quy định chỉ có nhóm đối tượng khách hàng cá nhân là được sở hữu nhà ở xã hội còn doanh nghiệp thì không được.

Ngoài ra, ông Hà Quang Hưng cũng cho biết, Bộ Xây dựng cũng đang hoàn thiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, trong đó cũng sẽ có các cơ chế chính sách, các nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu phát triển hỗ trợ công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới.

Cùng với đề xuất gói hỗ trợ tín dụng trong chương trình phục hồi kinh tế đến năm 2023 thì phục vụ mục tiêu kép để an sinh cho công nhân khu công nghiệp cũng như đối tượng nhà ở xã hội góp phần phát triển và hồi phục kinh tế, tháo gỡ khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản nhất là trong phân khúc tầm thấp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp an cư cho người lao động tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718462 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718462 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10