Giải pháp để di tích không xuống cấp thành phế tích?

Diendandoanhnghiep.vn Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước) đề nghị Bộ trưởng Bộ VHTT&DL nêu giải pháp để khắc phục thực trạng di tích xuống cấp và sẽ trở thành phế tích, thậm chí mất tích?

>>Cấp thiết gỡ vướng cho du lịch

Tại buổi chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nguyễn Văn Hùng nhiều đại biểu đề cập đến công tác quản lý, bảo tồn, cải tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Quốc gia, đặc biệt là các khu di tích lịch sử cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (Đoàn Bến Tre) cho biết, thời gian qua các di tích lịch sử quốc gia, đặc biệt là các khu di tích lịch sử cách mạng đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều di tích đã bị xuống cấp cần được trùng tu, tôn tạo, mở rộng để tương xứng với ý nghĩa và giá trị. Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng có giải pháp thu hút nguồn lực cho nhiệm vụ này cũng như các giải pháp nhằm phát huy giá trị của di tích?

>>Ngành du lịch không chỉ chạy theo số lượng khách

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nguyễn Văn Hùng.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Nguyễn Văn Hùng.

Chia sẻ những khó khăn trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn Bình Phước) cho rằng, việc quy hoạch và bảo quản, tu bổ, tôn tạo, khoanh vùng cắm mốc khu vực bảo vệ di tích sau khi đã hết hạn ở các địa phương còn rất chậm như nhận định của Bộ trưởng, và nhiều di sản văn hóa có giá trị, có nguy cơ bị xuống cấp do thiếu nguồn lực, kinh phí tu bổ.

Đại biểu cũng chỉ rõ một thực trạng nữa là xâm hại di tích xảy ra phổ biến ở các di tích chưa được xếp hạng thì chưa được Bộ trưởng đề cập đến và vi phạm trong hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích, đặc biệt là những dự án tu bổ di tích từ nguồn vốn xã hội hóa. Vì vậy, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới như thế nào để nhằm khắc phục thực trạng di tích xuống cấp và sẽ trở thành phế tích, thậm chí mất tích.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) đánh giá cao và chia sẻ những khó khăn của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, đại biểu chỉ ra rằng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa thông tin cụ thể về tình trạng di tích bị biến dạng được làm mới sau khi trùng tu, cải tạo.

Do đó, đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, tới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý như nào với những trường hợp trên?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết theo thống kê, cả nước có hơn 40.000 di tích, những di tích này đang được rà soát để có phương án bảo tồn, phát triển. Chúng ta đã xếp hạng 3.598 di tích cấp quốc gia và 123 di tích quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa và thiên nhiên được UNESCO ghi nhận và nhiều di sản được cấp tỉnh ghi nhận. Theo Luật Di sản văn hóa, trách nhiệm về quản lý, phân tích, xếp hạng thì di tích ở địa phương nào thì địa phương đó có trách nhiệm quản lý.

Bộ trưởng cho rằng, tình trạng di tích xuống cấp là thực tế vì nguồn lực ở địa phương không nhiều, đầu tư cho di tích còn khó khăn. Ở nhiệm kỳ Quốc hội trước, đã có nguồn kinh phí khoảng 245 tỷ đồng phục vụ bảo tồn, trùng tu di tích. Bộ đã điều tiết số tiền này cho 400 di tích để góp phần chống xuống cấp. Tuy nhiên, nguồn ngân sách này cũng chưa đủ sức để khắc phục thực trạng này.

cả nước có hơn 40.000 di tích, những di tích này đang được rà soát để có phương án bảo tồn, phát triển.

Cả nước có hơn 40.000 di tích và những di tích này đang được rà soát để có phương án bảo tồn, phát triển.

Về giải pháp, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội để xem xét hỗ trợ các nguồn lực từ trung ương, kết hợp với nguồn lực khác để chống xuống cấp các di tích. “Thống kê của các địa phương đề xuất đưa lên là phải trên 5.000 tỷ để thực hiện công việc này, nhưng nguồn lực của Trung ương là không đủ” – Bộ trưởng nói.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình cấp có thẩm quyền phân bổ 1.428 tỷ đồng để chống xuống cấp di tích. Khi được giao quản lý nội dung này, Bộ sẽ chuyển xuống cho các địa phương với tư cách địa phương là chủ đầu tư của các dự án chống xuống cấp.

Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn các đại biểu có sự chia sẻ, tính toán và xem xét để lồng ghép các nguồn vốn bởi chỉ dựa vào ngân sách trung ương thì chắc chắn không đủ điều kiện chống xuống cấp. Đồng thời lưu ý, khi chống xuống cấp di tích phải không làm biến dạng, làm mới di tích.

Về cơ chế thu hút cho đầu tư vào tôn tạo di tích, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết có những di tích văn hóa được doanh nghiệp quan tâm và tự tìm đến đầu tư khi họ thấy được lợi ích. Tuy nhiên đối với những di tích như di tích lịch sử cách mạng thì doanh nghiệp chưa mặn mà lắm.

Do đó, Bộ sẽ tiếp tục trao đổi để xem xét và sẽ sử dụng các nguồn lực khác thay vì nguồn lực nhà nước như nguồn lực từ vận động tài trợ để làm. Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị với Chính phủ để ưu tiên đầu tư theo hình thức PPP.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp để di tích không xuống cấp thành phế tích? tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713573534 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713573534 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10