Giải pháp kết nối doanh nghiệp khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ

Diendandoanhnghiep.vn “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” - câu danh ngôn ý nghĩa này khẳng định những thành công được tạo nên từ sự hợp tác, gắn kết và bổ trợ cho nhau cùng phát triển.

Khu vực Bắc miền trung gồm 06 tỉnh từ Thanh Hóa vào Thừa Thiên Huế với gần 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm khoảng 5,5% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước (cả nước hơn 730.000 doanh nghiệp). Mặc dù số doanh nghiệp đang còn khiêm tốn so với cả nước nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực này khá đa dạng, phong phú và nổi trội về biển, đảo, vịnh nước sâu, đồi núi, hồ thác, di sản văn hóa - lịch sử, cửa khẩu biên giới,… cho phép phát triển kinh tế tổng hợp với nhiều ngành chủ lực như dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục, công nghiệp chế tạo,  nông nghiệp hữu cơ,...

Vậy làm thế nào để kết nối doanh nghiệp trong việc khai thác một cách bền vững, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương?

Ông Nguyễn Dung- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Dung- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" .

Với câu hỏi đó, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

Đối với chính quyền các tỉnh Bắc trung bộ

- Giải pháp về hạ tầng: Tiếp tục xúc tiến xây dựng hệ thống giao thông ven biển các tỉnh Bắc miền trung, phục vụ doanh nghiệp phát triển du lịch, phát triển các khu đô thị ven biển; Nâng cấp, phát triển mạng lưới logistics tại các cảng biển phục vụ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Để phát huy hơn nữa lợi thế của khu vực, đặc biệt là kết nối giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng kinh tế vùng, giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm gia tăng sức ảnh hưởng và hướng đến tính hiệu quả lan tỏa đầu tư của vùng, được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" ngày 18/10/2019, tại tầng 7, trụ sở VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.

Trong khuôn khổ Diễn đàn, ban tổ chức đã Trao Bằng khen của Chủ tịch VCCI cho các Doanh nghiệp tiêu biểu có đóng góp cho sự phát triển kinh tế Vùng Bắc Trung Bộ.

- Giải pháp về chính sách:

Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực Bắc miền trung. Theo đó, mỗi tỉnh đề xuất 3-5 cụm ngành, sản phẩm mà địa phương có thế mạnh để tham gia cụm liên kết và kêu gọi đầu tư.

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản phẩm quốc gia theo ngành và lợi thế của vùng; tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ vào các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng lưới xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu, như phụ liệu ngành dệt may, ngành y tế, công nghệ thông tin, nông nghiệp....; Xây dựng cơ chế đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của nhau.

Hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học, công nghệ trong các trường đại học, doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh trong vùng. Xây dựng chính sách hỗ trợ các sản phẩm khoa học công nghệ mang tính ứng dụng, đổi mới sáng tạo, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra, có tính thương mại cao.

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tua tuyến các điểm đến trong vùng. Xây dựng chính sách hỗ trợ miễn, giảm vé tham quan cho khách du lịch lựa chọn một lúc nhiều điểm đến trong vùng.

Hình thành và duy trì Hội nghị “Đối thoại doanh nghiệp” 06 tỉnh Bắc miền trung (mỗi năm 02 lần), đặc bệt là các doanh nghiệp đầu đàn, dẫn dắt nhằm kịp thời phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để phát triển kinh tế vùng.

Diễn đàn

Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng Bắc Trung bộ" thu hút sự tham gia nhiều của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, các chuyên gia và doanh nghiệp

- Giải pháp về nguồn nhân lực:

Tăng cường hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ doanh nhân của khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện hình thành những doanh nhân có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; hình thành đội ngũ doanh nhân có tầm vóc, đủ khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết với các doanh nghiệp trong khu vực và quốc tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hệ thống văn bản nhà nước. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn lực công nghệ cao, hỗ trợ đào tạo doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử. Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử, kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu; đăng ký kinh doanh và các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến thương mại,... trên mạng. Các cơ quan nhà nước của các tỉnh trong vùng tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính và xây dựng chính quyền điện tử.

Những đóng góp, chia sẻ của các diễn giả tại Diễn đàn thu hút sự quan tâm của các đại biểu

Những đóng góp, chia sẻ của các diễn giả tại Diễn đàn thu hút sự quan tâm của các đại biểu

Đối với doanh nghiệp

Cần tích cực tham gia liên kết giữa các doanh nghiệp trong vùng, doanh nghiệp lớn dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ để phát triển chuỗi cung ứng thông minh, chú trọng đổi mới sáng tạo nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Quan tâm cải tiến công nghệ theo hướng sử dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nâng cao nhận thức về vai trò của kinh doanh thương mại điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng phát triển của nền kinh tế, hướng tới xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để tăng năng suất lao động, củng cố lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phiên thảo luận thứ nhất chủ đề “Định hướng phát triển vùng”

Phiên thảo luận thứ nhất chủ đề “Định hướng phát triển vùng”

Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới quản trị doanh nghiệp; nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân, cạnh tranh lành mạnh và phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần đồng hành cùng chính quyền trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính, phát hiện và phản ánh những hành vi tiêu cực, góp phần xây dựng môi trường đầu tư và kinh doanh minh bạch, hiệu quả.

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư”

Phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư”

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều lợi thế khác biệt để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, lợi thế khác biệt này chưa được khai thác, phát huy một cách đúng mức để tạo nên lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế. Để thay đổi một cách căn bản vấn đề này, cần có sự chung sức, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đặc biệt là sự kết nối chính quyền và doanh nghiệp của các tỉnh trong khu vực Bắc Miền trung.

Về phía chính quyền, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết quyết tâm đổi mới, tạo ra những đột phá trong tư duy quản lý và phát triển trên địa bàn tỉnh; tạo mọi điều kiện thông thoáng, minh bạch; xây dựng đầy đủ các thiết chế pháp lý, quy hoạch; tập trung nguồn lực xây dựng một cách cơ bản các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hỗ trợ tối đa các thủ tục hành chính để các nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp có thể bỏ vốn đầu tư, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thừa Thiên Huế với mục đích tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc miền trung cùng phát triển.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn nhận được sự chung tay đóng góp về cả tư duy, tinh thần và vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào các chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Qua đó, làm cho các chính sách, định hướng phát triển của vùng được ban hành có tính hiệu quả, khả thi và đồng thuận cao; làm tiền đề cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh một cách hiệu quả, từng bước tạo nên một khu vực Bắc miền trung năng động, bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp kết nối doanh nghiệp khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng kinh tế Bắc Trung Bộ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713600488 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713600488 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10