Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và góp phần tạo ra chuyển biến trên mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài xu thế toàn cầu này.
Có thể bạn quan tâm
08:53, 16/05/2019
00:00, 15/02/2019
22:53, 07/09/2018
04:29, 17/08/2018
Cơ hội trong CMCN 4.0
Theo các chuyên gia kinh tế, CMCN 4.0 giúp các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường phát triển. Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm, sẽ có sự thay đổi lớn từ phía cung hàng hóa thông qua việc tiết giảm chi phí và tăng năng suất lao động. Cùng với đó, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng...
CMCN 4.0 sẽ tạo ra động lực để doanh nghiệp phải ý thức và thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về sản xuất và tư duy thị trường phù hợp; những động lực đó sẽ tác động làm giảm chi phí và tăng năng suất, chất lượng lao động trong sản xuất công nghiệp
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ buộc phải cơ cấu lại và thay đổi từ phương thức tổ chức sản xuất đến quy trình và các công đoạn trong toàn bộ quá trình sản xuất của ngành công nghiệp; thúc đẩy năng lực sáng tạo trong sản xuất công nghiệp nhờ việc thử nghiệm sản phẩm mới ít rủi ro, bớt tốn kém hơn nhờ sự hỗ trợ của các công nghệ mới…;
Chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh t.
Về phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự tiếp cận của các công nghệ mới. Do đó, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với các công nghệ hiện đại, cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn.
Tuy nhiên, đi kèm theo cơ hội là các thách thức cho doanh nghiệp trong CMCN 4.0. Thứ nhất, CMCN 4.0 đòi hỏi nền tảng của công nghệ số, kết nối thông minh cùng những đổi thay về mặt công nghệ, buộc các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức rõ bản chất của CMCN 4.0, nắm bắt kịp các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, chủ động để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng, quy trình sẵn sàng, xoay chuyển được mô hình tổ chức kinh doanh đáp ứng được với xu thế công nghệ.
Thứ hai, yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực là một trong những vấn đề lớn nhất trong cuộc CMCN 4.0 do những thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực trong thị trường kỹ thuật số. CMCN 4.0 sẽ tạo ra một sự dịch chuyển lớn nguồn lực lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn nhận thức chưa đầy đủ, tạo ra những lỗ hổng trong quản lý doanh nghiệp, quản trị nhân sự để thích ứng với xu thế phát triển không ngừng của khoa học công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0.
Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo số
Phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu tiềm lực đầu tư về vốn và công nghệ, kinh nghiệm quản trị sản xuất còn yếu, chưa có chiến lược kinh doanh, hạn chế về năng lực cạnh tranh. Để giúp doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ, vận hội và khắc phục vượt qua khó khăn, thách thức trong CMCN 4.0, nhà nước cần hỗ trợ một số khuyến nghị và giải pháp sau:
Một là, Nhà nước cần hoàn thiện cải cách hành chính; bảo đảm quyền tự do kinh doanh và nỗ lực tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, có các chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp để phát triển sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm; hỗ trợ phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ phát triển.
Hai là, đổi mới lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo hướng hội nhập quốc tế, tạo và bổ sung để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu và làm chủ công nghệ thời kỳ CMCN 4.0.
Ba là, thiết lập hệ thống thông tin với cơ sở dữ liệu luôn cập nhật đầy đủ và công bố công khai về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; về các kế hoạch, chương trình, dự án hoạt động của Nhà nước (trừ những chương trình, dự án bí mật quốc gia); thông tin về hoạt động, nghiên cứu trao đổi, tham khảo của các cơ quan, tổ chức về mọi mặt liên quan đến đời sống của doanh nghiệp, cũng như kinh nghiệm quốc tế.
Bốn là, nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành và công nghệ ưu tiên chủ yếu thông qua đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; phát triển khoa học và công nghệ; đặt hàng mua sắm công.
Năm là, có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục và đào tạo, tạo ra sản phẩm phục vụ cho nền kinh tế số. Xây dựng một số trung tâm giáo dục, đào tạo xuất sắc về công nghệ theo hình thức hợp tác công - tư. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, sử dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao.