Công nghệ TrueData: Giải pháp “trị” hàng giả, hàng nhái

Diendandoanhnghiep.vn Giới chuyên gia cho rằng, các nhà sản xuất cần đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ để giúp người tiêu dùng và nhà quản lý nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chống giả mạo...

>>>Doanh nghiệp ngành dược cần đẩy mạnh chuyển đổi số để chống hàng giả, hàng nhái

Hàng giả, hàng nhái xuất hiện ở mọi lĩnh vực

Nói về vấn nạn thuốc giả trên thị trường hiện nay, PGS.TS Lê Văn Truyền – Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký thuốc – Bộ Y tế cho rằng, vấn nạn thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… hiện diện khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, ở đó các kênh phân phối “phi chính thức” phát triển rất mạnh và không an toàn.

Hàng giả, hàng nhái xuất hiện ở mọi lĩnh vực.

Hàng giả, hàng nhái xuất hiện ở mọi lĩnh vực.

Theo PGS. TS Lê Văn Truyền, thách thức ngày càng nghiêm trọng với sự phát triển các “hiệu thuốc trực tuyến” giả mạo, các kênh bán hàng qua mạng…thường bán thuốc giả và sản phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng với giá rẻ.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt và khan hiếm hàng hóa do đứt gãy nguồn cung ứng càng trầm trọng hơn do tâm lý mua sắm hoảng loạn trong đại dịch. Người tiêu dùng tích trữ thuốc men, thực phẩm, sản phẩm bảo vệ sức khỏe quá mức cần thiết, đặc biệt là thuốc điều trị các bệnh mạn tính…

Ông đánh giá, ở Việt Nam, ngoài dược phẩm, thị trường sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng tăng vọt do mô hình bệnh tật của Việt Nam đang chuyển đổi sang mô hình các bệnh mạn tính, do tuổi thọ tăng, do thu nhập của người dân tăng và khuynh hướng bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh.

“Sức hút của thị trường làm cho số nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng vọt. Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch SARS-CoV-2, đã bùng nổ tình trạng kinh doanh online, quảng cáo qua mạng xã hội, internet, tư vấn trực tiếp cho người dùng qua điện thoại, chat box, bán hàng đa cấp, chuyển hàng qua bưu điện, hoặc qua người vận chuyển...“, PGS.TS Lê Văn Truyền đánh giá.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Lê – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cũng cho rằng, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu.

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ xảy ra với mọi loại hàng hóa từ hàng tiêu dùng thông thường đến các hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa có chức năng quan trọng như: thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm chức năng (làm đẹp cho phụ nữ), mỹ phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu...

Ông đánh giá, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước chủ yếu là sản xuất thủ công nhỏ lẻ, hoặc lắp ráp linh kiện, đóng gói sản phẩm. Ngoài ra, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ không chỉ sản xuất ở Việt Nam mà còn sản xuất ở nước ngoài và đưa về Việt Nam tiêu thụ.

Dưới góc độ doanh nghiệp, bà Trần Hoàng Kim Anh – Phó tổng giám đốc thương hiệu PN’S CHOICE – Công ty TNHH Tập đoàn Y Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam cho biết, hiện nay, vấn nạn, hàng giả, hàng nhái đang rất nhức nhối và gây thiệt hại rất lớn không những cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, mà còn cho cả người tiêu dùng.

Rượu ngâm với củ sâm Ngọc Linh giả bị phát hiện tại TP. Kon Tum - Thánh địa của Sâm Ngọc Linh.

Rượu ngâm với củ sâm Ngọc Linh giả bị phát hiện tại TP. Kon Tum - Thánh địa của Sâm Ngọc Linh.

Theo bà Kim Anh, hiện có đến 90% sâm giả trên thị trường, điều này dẫn đến hệ lụy rất lớn đối với “bảo vật Quốc gia” một khi khách hàng quay lưng lại với sâm Ngọc Linh vì vấn nạn làm giả.

“Không những các sản phẩm chế biến từ Sâm bị làm giả, mà ngay cả cây Sâm Ngọc Linh giống cũng bị làm giả. Bởi hình dáng bên ngoài của cây Sâm Ngọc Linh rất giống với cây Tam Thất, từ lá, hoa, đến củ. Điều này rất nguy hiểm, nếu người nông dân mua phải cây Sâm giống giả, cái giá phải trả quá lớn vì sau 5 năm trồng, mọi thứ gần như mất trắng khi thu hoạch”, bà Kim Anh cho biết.

>>>Hệ thống xác thực hàng chính hãng QRCode: Giải quyết “vấn nạn” hàng giả, hàng nhái

Và những giải pháp từ công nghệ

Nêu giải pháp cụ thể của doanh nghiệp trong việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, bà Kim Anh cho biết, trong thời gian đầu, doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ QR Code để theo dõi quá trình nhân giống Sâm Ngọc Linh. Nhưng thời gian gần đây, doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng công nghệ TrueData, một công nghệ tối ưu hơn, gắn chíp trực tiếp lên từng cây giống và sản phẩm giúp cho quá trình theo dõi được dễ dàng hơn.

Bà Kim Anh cho rằng, khi sử dụng công nghệ TrueData, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không thể bị làm giả. Bởi mỗi cây giống và sản phẩm đều được gắn chíp để theo dõi quá trình phát triển cũng như đường đi và thông tin chi tiết của từng sản phẩm. Người tiêu dùng cũng dễ dàng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.

TrueData, một giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp chống lại nạn hàng giả, hàng nhái.

TrueData, một giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp chống lại nạn hàng giả, hàng nhái.

“Giải pháp công nghệ TrueData sẽ là hướng đi chính của công ty trong việc chống lại hàng giả cũng như bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Bởi công nghệ này sẽ giúp truy xuất được toàn bộ quá trình của mỗi cây giống. Các sản phẩm khi đưa ra thị trường cũng đều được gắn chíp TrueData để bảo hiểm cho sản phẩm, cũng như khẳng định về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng”, bà Kim Anh chia sẻ.

Đánh giá về giảm pháp công nghệ TrueData, ông Phạm Văn Thọ - Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam cho rằng, đây là giải pháp rất tối ưu, tiện lợi và tiết kiệm.

Theo ông Thọ, TrueData là một giải pháp kỹ thuật được kết hợp giữa dạng sản phẩm và dạng quy trình, TrueData hoạt động trên nguyên lý thu thập và bảo vệ các dữ liệu, bao gồm các thông tin lên quan đến nguồn gốc, xuất xứ, quá trình lưu hành sản phẩm. Dữ liệu được thu thập một cách tự động trên đường đi của sản phẩm.

Đồng thời, ông cũng khẳng định, hiện nay, Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam đang áp dụng Giải pháp TrueData để đồng hành cùng doanh nghiệp trong cuộc chiến chống lại hàng giả, hàng nhái.

Dưới góc độ của một chuyên gia, PGS.TS Lê Văn Truyền cũng cho rằng, các nhà sản xuất chân chính cần đầu tư các giải pháp khoa học công nghệ để giúp người tiêu dùng và nhà quản lý nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ hình ảnh nhà sản xuất và sản phẩm, chống giả mạo...

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, giới tội phạm đã sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và buôn bán hàng giả. Do đó, các nhà quản lý và sản xuất cũng cần sử dụng các công nghệ tiên tiến khác nhau để tự bảo vệ sản phẩm của mình.

“Khi giới tội phạm, với lợi nhuận kếch sù của các hoạt động buôn lậu và hàng giả, không ngần ngại đầu tư sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và buôn bán hàng giả. Nếu các nhà quản lý và doanh nghiệp chân chính không sử dụng các giải pháp công nghệ cao hơn thì cuộc chiến chống hàng giả khó giành được kết quả mong muốn để bảo vệ người tiêu dùng”, PGS.TS Lê Văn Truyền nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ TrueData: Giải pháp “trị” hàng giả, hàng nhái tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083870 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083870 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10