Giải pháp tăng hấp thụ vốn mới cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia đề nghị việc xét duyệt danh sách doanh nghiệp được vay mới, phải có Ủy ban hoặc một ngân hàng chính sách mới đứng ra thực hiện, cầm cân nảy mực để hỗ trợ hiệu quả.

Doanh nghiệp khó khăn “ngút trời”

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tăng trưởng dư nợ tín dụng đến hết tháng 8 mới đạt 7,4%, mặc dù tín dụng vẫn duy trì và phục hồi từ tháng 4/2020. Đồng thời, điều tra về thực trạng các doanh nghiệp mới công bố gần đây của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chỉ ra, khoảng 83% doanh nghiệp cho biết không thể vay vốn nếu không có tài sản thế chấp, 60% doanh nghiệp nhận thấy lãi suất và các điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân luôn khó khăn hơn với các doanh nghiệp nhà nước; 46% doanh nghiệp phản ánh thủ tục vay vốn còn rất nhiều phiền hà; 39% doanh nghiệp được hỏi cho biết ngân hàng, các tổ chức tín dụng áp đặt điều kiện tín dụng bất lợi cho doanh nghiệp.

tình trạng đình trệ khó khăn đang “ngút trời”, nếu không cứu khẩn trương về dòng tiền thì doanh nghiệp sẽ đến bước đường cùng (ảnh minh hoạ)

"Tình trạng đình trệ khó khăn đang “ngút trời”, nếu không cứu khẩn trương về dòng tiền thì doanh nghiệp sẽ đến bước đường cùng" (ảnh minh hoạ)

Ông Phạm Xuân Hoè, Nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng (NHNN) cho biết, đến hiện tại, số lượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã quá rõ ràng, quan trọng nhất đó là câu chuyện thiếu vốn do toàn bộ chuỗi cung ứng đứt gãy, khiến dòng tiền đứt gãy theo. Đây cũng là thực trạng tổng quát chung của nền kinh tế khi không thể luân chuyển hàng hóa và dòng tiền.

Qua đó để thấy rằng, tình hình chống dịch của Việt Nam, như Thủ tướng Chính phủ đã nói, cần phải chuyển sang một giai đoạn mới, “sống chung với lũ”, có hành động mới, chính sách mới. Tuy nhiên, riêng về chính sách chống dịch của cả nước cũng như từng địa phương đang còn hết sức khó khăn, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp ngày càng đội lên, đặc biệt là giá logistics. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, nhưng để tồn kho không bán được, thì tiền ngân hàng cho vay cũng nằm hết ở hàng hóa, không còn ở dưới dạng tiền mặt ở tài khoản nữa.

Đáng chú ý, khó khăn không phải nhìn ở góc độ vốn là tiền, mà khó khăn còn ở chỗ không giữ chân được người lao động, không trả được lương, nhất là các khu vực TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, người người lao động đã về quê rất nhiều. Vậy chiến dịch quay trở lại sản xuất, thì lực lượng lao động đó được trả lương như thế nào, chi phí ra sao và tiền lương đó lấy từ đâu ra? Gói 16.000 tỷ đồng tái cấp vốn cho doanh nghiệp mới cho vay được khoảng một vài chục tỷ đồng, cùng lắm là hơn 100 tỷ đồng, vậy doanh nghiệp phải xoay sở ra sao?

Ông Phạm Xuân Hoè

Ông Phạm Xuân Hoè

Bên cạnh vấn đề tồn kho của doanh nghiệp, còn cả nguyên liệu đầu vào tất cả các hàng hóa cho sản xuất cũng gián đoạn, thể hiện qua câu chuyện chỉ số quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của doanh nghiệp xuống rất thấp còn 40 điểm. Như vậy, rõ ràng tình trạng đình trệ khó khăn đang “ngút trời”, nếu không cứu khẩn trương về dòng tiền thì doanh nghiệp sẽ đến bước đường cùng.

Đến nay, có nhiều doanh nghiệp thậm chí bán cả xe ô tô, tài sản cố định để giữ lại đội ngũ lao động và tiếp tục duy trì sản xuất dây chuyền, công nghệ máy móc không bị bỏ không, thì rõ ràng lượng tiền của họ đã cạn kiệt rồi”, ông Phạm Xuân Hoè quan ngại.

Tập trung cho vay mới

Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh tất cả các doanh nghiệp đều cần tiền mặt, thì nguồn tiền ở đâu cấp doanh nghiệp, cấp như thế nào mới hiệu quả tức thời, để các doanh nghiệp vượt khó?

Cũng theo ông Hoè, NHNN cần khẩn trương có một khoản tái cấp vốn để cho vay mới và được phân luồng như sau:

Thứ nhất, hình thành một quỹ bảo lãnh theo cơ chế hoạt động mới, chứ không phải quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp theo Nghị định cũ, giao cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam làm. Nếu làm mà vẫn đòi hỏi thế chấp, thì sẽ không có doanh nghiệp nào tiếp cận được khoản vay mới cả. Vì vậy, gói tái cấp vốn này sẽ dành khoảng 30.000 tỷ đồng để quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay.

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo doanh nghiệp tiếp cận được vốn mới là bảo lãnh 100% cho vay tín chấp. Đồng thời, phải có điều kiện hết sức mở, làm theo thủ tục rút gọn nhanh nhất có thể, nếu cứ theo trình tự thủ tục soạn thảo văn bản thì sẽ rất lâu mới ra được quỹ.

Thứ hai, là tái cấp vốn đặc biệt cho các ngân hàng thương mại với lãi suất rẻ hơn, chỉ khoảng 2%/năm, chỉ định các khoản tái cấp vốn này dành cho vay mới. Điều kiện doanh nghiệp được tiếp cận vốn mới cần hết sức chi tiết, cụ thể, có dữ liệu đánh giá lại doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào?, nằm ở vùng nào?, tiến hành kinh doanh ra sao?, khả năng phục hồi đến đâu?,... Cuối cùng, giao trách nhiệm cho chủ tịch HĐQT các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm về những phương án cứu doanh nghiệp với các quyết định cho vay mới.

Ông Ngô Trung Hưng

Ông Ngô Trung Hưng

Ông Ngô Trung Hưng, Giám đốc Marketing công ty Đại Việt Hương đưa ra quan điểm rằng, tất cả mọi đường đi thì đều quy về khoản vay mới. Đối với những công ty sản xuất, lãi suất không phải là vấn đề quá lớn với họ, vì có những công ty vốn vô hình rất lớn, giả sử tài sản của công ty khoảng chừng 500 tỷ đồng, nhưng toàn bộ giá trị công ty có thể lên đến 5.000 tỷ đồng. Do đó, giải pháp kinh doanh hiệu quả và giá trị thương hiệu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho nên, chuyện lãi suất sẽ là rất ít ỏi so với toàn cục. Như vậy để thấy rằng, câu chuyện hỗ trợ lãi suất sẽ có giá trị lớn đối với những người khởi nghiệp mới, hay những công ty nhỏ, vừa.

Tuy nhiên, vấn đề mà các công ty lớn muốn đề cập đến đó là các doanh nghiệp khách hàng của họ đang nợ hàng trăm tỷ, vừa vừa cũng vài chục tỷ khiến họ khó thu hồi dòng tiền. Chính vì vậy, những khoản vay mới cho doanh nghiệp được đánh gía là quan trọng để duy trì sản xuất kinh doanh và quan hệ hợp tác chung trong nền kinh tế.

Thực tế, các ngân hàng thương mại phải có sự chủ động giải quyết, ai được vay, ai không được vay. Vốn dĩ, ngân hàng thương mại đã có lịch sử cho vay để mua nhà cửa, bất động sản chiếm tỷ trọng lên đến gần 30% trong dư nợ, hay khách hàng là những tập đoàn quy mô 200 tỷ đồng trở lên rất nhiều, chiếm gần nửa số nợ,... “Đông con thì hại cái”, các ngân hàng hiện nay quá đông con, mà Chính phủ bơm tiền qua thị trường mở OMO cho các ngân hàng thương mại đầu tiên, nhưng phải tính toán phân bổ, phải chịu trách nhiệm liệu có đạt được mục đích nâng đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp đang khó khăn vì dịch thật sự hay không, đáp ứng được nguyện vọng của Chính phủ hay không, cho nên đưa tiền cho ngân hàng thương mại là rất "mênh mông".

Theo tôi, câu chuyện xét duyệt danh sách được vay mới phải có y ban hoặc phải có một ngân hàng chính sách mới đứng ra thực hiện. Về vấn đề tài chính, rất sợ những người đang thiếu tiền, nhưng lại cần phải giúp những người đang thiếu tiền. Vậy ai là người cầm cân nảy mực, thì đề nghị phải có người lo vấn đề này, nếu thấy chính sách khả thi, còn nếu đưa vào ngân hàng thương mại thì khó càng thêm khó”, ông Hưng bày tỏ.

Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình đề xuất, để tránh những rủi ro và tăng hiệu quả của các khoản vay mới, thì ngân hàng phải nên sát cánh với doanh nghiệp nhiều hơn, như nắm bắt về phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng tiền, cộng với tái cơ cấu các hoạt động trong bối cảnh nhiều rủi ro như hiện nay.

Phải nâng cao năng lực hấp thu của doanh nghiệp, không thể bàn một chiều là chỉ cấp tiền mà phải có chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực. Nếu không nói thì doanh nghiệp cũng tự làm, nhưng lợi ích ở đây là nếu các ngân hàng, chuyên gia đồng hành cùng doanh nghiệp làm thì sẽ tốt hơn và giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn”, ông Hiếu khuyến nghị.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp tăng hấp thụ vốn mới cho doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708021 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708021 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10