Giải pháp tăng khả năng hấp thụ nguồn lực cho nền kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Để phục hồi kinh tế hiệu quả, phải căn cứ vào năng lực hấp thụ của nền kinh tế, nhằm vào những lĩnh vực doanh nghiệp có tiềm năng cạnh tranh và chỉ khó khăn tạm thời...

>> Hai kịch bản kinh tế và tác động của gói hỗ trợ 2,84% GDP

Kiên định mở cửa nền kinh tế

Các giải pháp về phục hồi kinh tế đến nay đã được nhiều chuyên gia đưa ra, với cùng quan điểm rằng, Việt Nam cần phải có gói kích thích kinh tế đủ lớn trong bối cảnh hiện tại nhằm vực dậy sản xuất kinh doanh.

Đến nay, Việt Nam đã thần tốc “đảo chiều” trong việc tiếp cận vaccine, nhưng bây giờ, giải pháp quan trọng nhất là “kiên định với mở cửa nền kinh tế” để các doanh nghiệp quay trở lại (ảnh minh hoạ)

Đến nay, Việt Nam đã thần tốc “đảo chiều” trong việc tiếp cận vaccine, nhưng bây giờ, giải pháp quan trọng nhất là “kiên định với mở cửa nền kinh tế” để các doanh nghiệp quay trở lại (ảnh minh hoạ)

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội, nếu nói rằng cần có một gói kích thích kinh tế đủ lớn, thì chúng ta cũng phải nhìn lại nền kinh tế Việt Nam trải qua đại dịch diễn ra như thế nào.

Trong đó, làn sóng dịch lần thứ 4 tại Việt Nam chỉ thực hiện đóng cửa nghiêm ngặt, cách ly xã hội ở 19 tỉnh trong thời gian tối đa 4 tháng, có những tỉnh chỉ 2 tháng, nhưng nền kinh tế đã bị rơi tự do, thẳng đứng từ mốc tăng trưởng của quý 2 từ 6,61% xuống  âm 6,1% quý 3. Điều đó nói lên rằng, sức chống chịu của nền kinh tế sau gần hai năm trải qua đại dịch đã hết sức yếu, gần như nguồn lực cho các doanh nghiệp đã cạn kiệt. Để nền kinh tế quay trở lại bình thường và vươn cao hơn nữa, chớp được các cơ hội khi thị trường thế giới mở ra, thì chắc chắn Việt Nam cần phải có một nguồn lực đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới.

Vậy như thế nào là đủ lớn? Chúng tôi cho rằng, đủ lớn là phải phủ được khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp đang cần huy động vốn để giải quyết nhu cầu về dòng tiền.

thể thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân bình thường về tín dụng của doanh nghiệp trong bối cảnh bình thường khoảng 14%, những năm cao điểm lên 18%, hay như của năm ngoái là 12 %, còn năm nay mới ở mức 7-8%. Nếu xác định quay trở lại bình thường thì ít nhất tăng trưởng tín dụng phải đạt được 12-14%, còn sau đó muốn bổ sung thêm nguồn lực, thì phải tăng lên khoảng 18%. Như vậy, ít nhất chúng ta phải có một lượng tiền vốn tương đương 10% dư nợ tín dụng, khoảng 1 triệu tỷ đồng để cấp cho doanh nghiệp”, GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, vị GS cũng giải thích thêm, để doanh nghiệp tiếp nhận được 1 triệu tỷ đồng đó, mà với lãi suất ngân hàng cao như hiện nay, thì doanh nghiệp không dám vay, vì chưa biết đầu tư kinh doanh có hiệu quả hay không, còn hàng loạt các rủi ro khác đang chờ. Cho nên, phải có mức lãi suất hết sức hợp lý, không nên vượt quá mức lạm phát, để mọi người thấy rằng, không may làm ăn chưa hiệu quả, thì cũng không sợ bị thua lỗ, mà vấn đề này phải có gói hỗ trợ của Nhà nước tham gia vào. Mặt khác, ở các khu vực khác của nền kinh tế cũng phải đầu tư lớn, đó là những cơ sở để tính toán ra một gói hỗ trợ đủ lớn trong chương trình hỗ trợ lần này.

Trước đó, cũng có nhiều chuyên gia đã tính toán về gói hỗ trợ kinh tế nên ở mức từ 8-10% GDP. Với quan điểm của mình, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, sự suy giảm của sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua đến từ hai nguyên nhân bao gồm: Thứ nhất, là sức chống chịu của nền kinh tế tương đối thấp, năng lực cạnh tranh thấp khi có biến cố xảy ra. Thứ hai, là với đợt dịch lần thứ tư, Việt Nam có phần bị động trong ứng phó, việc tiếp cận vaccine khá chậm so với các nền kinh tế khác trên thế giới. Cho nên khi bước vào quý 3, Việt Nam lập tức có sự tăng trưởng âm, một phần là do năng lực của nền kinh tế, mặt khác là do các biện pháp trong phòng chống dịch bệnh ở một số địa phương, địa bàn trong một số giai đoạn đã áp dụng đóng cửa quá mức, gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.

Đến nay, Việt Nam đã thần tốc “đảo chiều” trong việc tiếp cận vaccine, nhưng bây giờ, giải pháp quan trọng nhất là “kiên định với mở cửa nền kinh tế” để các doanh nghiệp quay trở lại, người lao động quay trở lại sản xuất kinh doanh.

>> Tách bạch các gói hỗ trợ

Cải cách thể chế, tăng hấp thụ nguồn lực

Một yếu tố không thể thiếu nữa chính là cải cách thể chế mạnh mẽ hơn, đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng các biện pháp như “thời chiến”. Chuyên gia đề nghị một giải pháp rất quan trọng, đó là xây dựng cơ chế đặc thù cho giai đoạn tái khởi động phục hồi kinh tế trong hai năm với cơ chế rút gọn nhất. Trong hai năm này cũng là giai đoạn để chúng ta tiến hành những thực hiện cải cách, để áp dụng lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam về sau.

Làm sao để nền kinh tế hấp thụ được các nguồn lực hỗ trợ mới là yếu tố tiên quyết để phục hồi kinh tế (ảnh minh hoạ)

Làm sao để nền kinh tế hấp thụ được các nguồn lực hỗ trợ mới là yếu tố tiên quyết để phục hồi kinh tế (ảnh minh hoạ)

"Vấn đề quan trọng với các gói hỗ trợ không phải là quy mô, mà quan trọng nhất là hiệu quả, làm sao để có những gói hỗ trợ hiệu quả mà nền kinh tế hấp thụ được mới là tiên quyết”, chuyên gia nhấn mạnh.

Có thể thấy, gói đầu tư công của Việt Nam rất lớn, nhưng đến nay mới thực hiện được 50%, còn hơn 500.000 tỷ đồng vẫn chưa được giải ngân, điều đó cũng thể hiện khả năng hấp thụ của nền kinh tế đang hạn chế. Đồng thời, bên cạnh những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh gặp khó khăn tạm thời, thì cũng có những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh yếu kém, mà ngay cả trong điều kiện bình thường, các doanh nghiệp đó cũng không trụ được. Vì vậy, khi khó khăn xảy ra, họ càng khó khăn hơn, nên nếu dòng vốn chảy vào những doanh nghiệp không có năng lực cạnh tranh sẽ có nguy cơ đưa nền kinh tế đi xuống.

Các chuyên gia khuyến nghị, để phục hồi kinh tế hiệu quả, phải căn cứ vào năng lực hấp thụ của nền kinh tế, nhằm vào những lĩnh vực doanh nghiệp có tiềm năng cạnh tranh, nhưng đang gặp khó khăn tạm thời, chỉ cần hỗ trợ họ trong giai đoạn khó khăn này thì họ sẽ bứt phá.

Theo đó, ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng và cũng phải khống chế được lạm phát, trong khi nguy cơ lạm phát đang rất cao, áp lực lớn, càng cần phải hết sức cẩn trọng trong việc đưa ra gói hỗ trợ, dù nhu cầu của doanh nghiệp là rất lớn. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp tăng khả năng hấp thụ nguồn lực cho nền kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713591446 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713591446 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10