Giải trình suy giảm lợi nhuận: Doanh nghiệp cần chú ý gì?

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh giảm mạnh do COVID-19. Vậy các doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi Cơ quan Thuế tiến hành thanh, kiểm tra trong năm 2020.

Nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19

Nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19

Quý II/2020 đã khép lại cùng với việc đại dịch COVID-19 được dự báo sẽ chưa qua giai đoạn đỉnh điểm. Có thể thấy rằng các báo cáo kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp đều thể hiện việc suy giảm lợi nhuận so với trước đại dịch COVID-19.

Đối với các công ty bị ảnh hưởng bất lợi bởi COVID-19 có thể có kết quả kinh doanh lỗ hoặc giảm mạnh so với những năm trước. Khi Cơ quan Thuế tiến hành thanh, kiểm tra cho năm 2020 có thể sẽ truy vấn để làm rõ kết quả kinh doanh suy giảm, bởi có thể có trường hợp có các hành vi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Do đó, việc ghi nhận, theo dõi và lượng hóa các tác động của COVID-19 một cách thận trọng sẽ giúp các công ty diễn giải hợp lý các nguyên nhân kinh tế, thương mại, tài chính liên quan đến việc thay đổi chính sách giá hay các quyết định chiến lược khác là nguyên nhân của việc suy giảm lợi nhuận.

Trong báo cáo mới đây của Deloite Việt Nam liên quan đến việc lập kế hoạch cho các trường hợp ghi nhận lỗ hoặc biến động lợi nhuận trong các năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, Deloite Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất như sau cho doanh nghiệp:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tận dụng quy định Ngưỡng an toàn (Safe harbor): Theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngưỡng an toàn là tập hợp các quy định áp dụng cho một số trường hợp nhất định nhằm giúp người nộp thuế đủ điều kiện giảm bớt nghĩa vụ thực hiện theo các quy định về thuế, bằng cách thay thế bởi các nghĩa vụ tuân thủ đơn giản hơn. Khả năng áp dụng các quy định Ngưỡng an toàn hiện tại cũng có thể thay đổi so với những năm trước do sự thay đổi về tình hình thực tế của doanh nghiệp bởi việc suy giảm quy mô kinh doanh, doanh thu, khối lượng giao dịch, tái cấu trúc giao dịch trong tập đoàn...

Thứ hai là phân tích biến động lợi nhuận cho mục đích chứng minh tuân thủ các quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Việc chứng minh tình hình biến động lợi nhuận phát sinh, thậm chí là lỗ và lỗ nặng, là hoàn toàn do bối cảnh đặc biệt của đại dịch COVID-19 gây ra, chứ không phải các hành vi chuyển giá. Các công ty nên xem xét việc ghi nhận, phân tích và định lượng các nguyên nhân thương mại, tài chính, kinh tế gây ra sự thay đổi tiêu cực đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch. Các nguyên nhân có thể kể đến như sụt giảm về đơn đặt hàng, gián đoạn nguồn doanh thu, gián đoạn chuỗi cung ứng truyền thống, chi phí phát sinh do công suất nhàn rỗi, chi phí thu hồi nợ khó đòi, chi phí đột biến phát sinh do phải cho công nhân viên nghỉ việc tạm thời hoặc vĩnh viễn, chi phí bảo trì cơ sở vật chất không sử dụng hoặc các chi phí phát sinh bất thường khác. Việc ghi nhận và định lượng các tổn thất liên quan đến các nguyên nhân trên cần được thực hiện một cách hợp lý và nhất quán.

Thứ ba  áp dụng phương pháp tiếp cận thực tiễn cho phân tích so sánh. Phân tích so sánh cũng cần được cân nhắc điều chỉnh nhằm tìm kiếm các công ty so sánh tương đồng về chức năng, tài sản, rủi ro với bên được đánh giá, đặc biệt trong bối cảnh của đại dịch COVID-19. Các điều chỉnh có thể bao gồm: Loại bỏ các công ty so sánh trong phân tích cũ không chịu tác động của COVID-19 hoặc được tác động lạc quan bất thường do COVID-19 (sẽ không xảy ra trong điều kiện kinh doanh bình thường) hoặc không có số liệu so sánh trong cùng thời kỳ với bên được đánh giá; Bổ sung hoặc loại bỏ các tiêu chí sàng lọc để đảm bảo lựa chọn các công ty so sánh tương đồng...

"Người nộp thuế cần cân nhắc khi lựa chọn năm phân tích so sánh vì có thể tại thời điểm thanh tra cho năm tài chính 2020 (năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19) thì dữ liệu của công ty so sánh chưa có. Tuy nhiên việc sử dụng dữ liệu của một năm trước đó là năm tài chính 2019 (năm chưa bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19) thì không hợp lý", Deloitte Việt Nam nhấn mạnh.

Thứ tư là lập kế hoạch hoặc thỏa thuận về chính sách giá của các giao dịch liên kết nhằm chia sẻ tác động của COVID-19. Việc thỏa thuận chính sách giá cho các giao dịch liên kết cần được cân nhắc một cách thận trọng để phản ánh phù hợp những tổn thất của các bên trong chuỗi cung ứng, và phải được áp dụng nhất quán cho toàn tập đoàn. Trong đó, các giao dịch tài chính cần được lưu ý, do nhu cầu cao về các khoản tài trợ nội bộ cũng như bảo lãnh cho các khoản vay trong thời kỳ khó khăn.

Thứ năm  trao đổi phương pháp tiếp cận với cơ quan Thuế: Doanh nghiệp nên chủ động trao đổi với cơ quan Thuế, nếu có thể, về các phương pháp tiếp cận phù hợp liên quan đến chính sách giá chuyển nhượng trong giai đoạn nhạy cảm của đại dịch COVID-19, và đề nghị cơ quan Thuế cho ý kiến về những cách tiếp cận có thể được chấp thuận, để đảm bảo các quyết định đưa ra một cách hợp lý. Đồng thời, việc trao đổi sẽ giúp cơ quan thuế cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải trình suy giảm lợi nhuận: Doanh nghiệp cần chú ý gì? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713587320 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713587320 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10