Giữ chân nhân tài không chỉ bằng tiền, mà đó là nghệ thuật!

Diendandoanhnghiep.vn Một nhân tài có thể về làm việc với công ty, đơn vị, doanh nghiệp của bạn có thể bằng một lời mời với mức tiền lương hấp dẫn hoặc công việc tốt.

Thế nhưng, muốn giữ được chân nhân tài ở lại thì đó là cả một nghệ thuật và tính toán khoa học.

Theo Anphabe, mô hình và bí quyết cơ bản liên quan tới vấn đề Giữ chân nhân tài gồm 3 yếu tố quan trọng: Đúng người - Đúng cách - Đúng thời điểm. Đây cũng là vấn đề mà đa số các doanh nghiệp (DN) quan tâm khi Anphabe tiến hành khảo sát về những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2016!

Đúng người

Xác định người cần giữ: Tùy vào mỗi công ty sẽ có rất nhiều quan điểm và cách thức đa dạng. Có 3 cách tiếp cận phổ biến gồm: Vị trí với 2 cách tiếp cận nhỏ: Cấp bậc và Những vị trí trọng yếu, khó bị thay thế; Thành tích với 2 cách xác định là nhân viên có thành tích tốt và nhân viên trụ cột; Tiềm năng. Ví dụ như tại Masan, Cty tập trung đánh giá dựa trên thành tích và năng lực. Sau khi đã lựa chọn được nhóm những nhân tài tiềm năng, nhân sự sẽ cân nhắc dựa trên sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong công việc, đồng nghiệp… Sau đó sẽ tiến hành chọn lọc thêm lần nữa. Cty cũng thuê đơn vị thứ 3 để cho nhân viên làm bài kiểm tra để kết quả được chính xác.

Đúng chương trình

Các hoạt động được chia thành 3 nhóm:

Những chương trình giữ chân nhân tài bằng tiền là hình thức cơ bản nhất. Với nhóm nhân tài thì lương không đơn giản chỉ là tiền, đây là còn thước đo giá trị quan trọng đối với họ. Đối với thưởng thì các doanh nghiệp sẽ chọn 2 hình thức: Một là thưởng theo thành tích, hai là mức độ thưởng tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty. Nhân viên cũng rất thích tiền thưởng đảm bảo như: Gói thưởng giữ chân nhân tài, Cổ phiếu thưởng, Chương trình hưu trí… Ngoài ra, những chương trình về Trợ cấp như trợ cấp đi lại, học hành, chuyển vùng, giải trí…

Để sử dụng chương trình giữ chân nhân tài bằng tiền hiệu quả công ty phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản: Đi theo thành tích của nhân viên và phải đảm bảo được tính cạnh tranh về thị trường cũng như là công bằng nội bộ. Bên cạnh đó, các công ty xây dựng được mối quan hệ tốt với công đoàn sẽ rất có lợi thế trong việc tối ưu hóa được phần quỹ công đoàn để thực hiện nhiều chương trình theo đúng chiến lược nhân sự.

Những chương trình giữ chân nhân tài bằng phúc lợi, không bằng tiền là các Cty tham gia khảo sát khẳng định là quan trọng nhất! Đó là phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, trong đó tùy vị trí, công ty có thể thăng chức, luân chuyển vị trí cũng như đào tạo, phát triển kỹ năng lãnh đạo và các chương trình hỗ trợ học tập khác. Ví dụ như chương trình Buddy của Prudential, cứ một nhân tài sẽ được đảm trách bởi một người cố vấn đồng hành xuyên suốt cùng với chương trình phát triển của họ. Hay chương trình Talent exchance tại 3M, nhân tài tại mỗi nước sẽ được công ty sở tại ở các nước khác tài trợ để sang học tập trong thời gian từ 1- 2 tuần. Ngoài nhữngchương trình phát triển sự nghiệp được công ty cân nhắc thì phúc lợi cũng là yếu tố cần thiết để giữ chân nhân tài.

Những hoạt động xây dựng văn hoá và môi trường, nhân viên dù không coi đó như một hình thức tưởng thưởng hay phúc lợi cụ thể nhưng công ty vẫn phải bỏ chi phí thực hiện. Đây là những hoạt động mà nhân viên có thể không ghi nhận là những quyền lợi cụ thể bằng tiền hay bằng phúc lợi nhưng công ty vẫn phải đầu tư nhằm tác động đến môi trường làm việc của nhân viên, hỗ trợ nhân viên trong công việc, cuộc sống, có ảnh hưởng đến tình cảm của họ đến công ty.

Đúng thời điểm

Sau khi đã có danh sách nhân tài và chọn lựa những chương trình phù hợp thì đúng thời điểm chính là bước quyết định thành công. Hầu hết các giám đốc nhân sự đều cho rằng không nên chờ đến nhân viên xin nghỉ. Sự kiện cũng là dịp để họ chia sẻ cùng nhau nhiều bí quyết “phán đoán rủi ro” và cách xử lý các tình huống khó.

Theo bà Thanh Nguyễn – CEO Anphabe: “Suy cho cùng, những chương trình giữ chân nhân tài cũng như giống như một tảng băng trôi. Nhân viên thường chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng là những chương trình Giữ chân nhân tài bằng tiền. Trách nhiệm và cơ hội cho doanh nghiệp là làm sao để cho nhân viên thấy được nhiều nỗ lực thầm lặng trong những chương trình phúc lợi không nhận bằng tiền và xây dựng văn hóa vì về lâu dài, đây cũng chính là những chương trình hiệu quả nhất”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giữ chân nhân tài không chỉ bằng tiền, mà đó là nghệ thuật! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713595868 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713595868 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10