Giữ chân y bác sĩ thời COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Câu chuyện về đội ngũ y tế chấp nhận “cởi áo” để nghỉ ngơi hoặc chuyển nghề sau khi đại dịch COVID-19 lắng xuống đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. 

>> TP.HCM đề xuất nhiều chính sách nhằm giữ chân nhân viên y tế

ngành Y tế TP.HCM, chế độ chính sách có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của số đông cán bộ y tế, đặc biệt ở y tế cơ sở.

Theo ngành Y tế TP.HCM, chế độ chính sách có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của số đông cán bộ y tế, đặc biệt ở y tế cơ sở.

Tình từ đầu năm 2021 đến nay, TP.HCM có gần 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc và xu hướng nghỉ việc trong lĩnh vực y tế tiếp tục gia tăng. Con số gần gấp đôi so với cả năm 2020. Việc này khiến cho không chỉ nhiều chuyên gia trong ngành tâm tư, mà dư luận cũng cảm thông vì những quyết định đó.

Rất nhiều yếu tố khác nhau đã tác động đến quyết định thôi việc của những người nơi tuyến đầu chống dịch, trong đó có áp lực công việc, thu nhập, khủng hoảng tâm lý. Các trường hợp xin nghỉ do hoàn cảnh gia đình hoặc yếu tố cá nhân. Tuy nhiên, phía sau lá đơn xin thôi việc là những trăn trở, nghẹn ngào của các chiến sĩ áo trắng một thời quên mình nơi tuyến đầu chống dịch.

Thực tế cho thấy, cường độ công việc của đội ngũ y tế trong suốt thời gian căng mình chống dịch COVID-19 đã cho thấy áp lực đè lên họ kinh khủng như thế nào. Hầu như các nhân viên y tế đều phải làm việc với 200% sức lực của mình. Với khối điều trị, đó là những ca trực 8-10 tiếng trong bộ đồ bảo hộ cấp 3, cấp 4 liên tục nối nhau ngày này qua ngày khác. 

Còn ở tuyến cơ sở, kể từ khi xuất hiện dịch COVID-19 đến nay, khối lượng công việc của nhân viên y tế tăng lên gấp nhiều lần; đội ngũ nhân viên y tế còn phải đi sớm về khuya khi tham gia chống dịch như lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng, theo dõi và điều trị F0 tại nhà, tiêm vaccine, hướng dẫn cách ly y tế… Trong đó, rất nhiều nhân viên y tế đã vài tháng chưa được về nhà.

Trong khi đó, lương chế độ của lực lượng y tế (nhất là tuyến cơ sở) cũng đang là vấn đề chính trong các đơn xin nghỉ việc. Được biết, hiện lương nhân viên y tế tại Trạm y tế chỉ khoảng 4,5 - 6 triệu đồng/tháng. Với chế độ như thế, hầu như các nhân viên y tế còn bám trụ lại với nghề, với Trạm y tế đều vì đam mê, vì lương tâm của chính mình với người dân. 

>> TP.HCM: F0 cách ly tại nhà được chọn bác sĩ tư điều trị?

Đương nhiên không thể nói chỉ ngành y mới có áp lực, nhưng áp lực đó rất khác biệt vì liên quan đến sinh mạng con người. Nhưng với đồng lương của nhân viên y tế địa phương đôi khi còn thấp hơn cả thợ hồ. Họ cũng là con người bình thường như bao người khác, họ cũng biết mệt mỏi, căng thẳng, cũng phải đắn đo, có lúc so sánh chế đội đãi ngộ và áp lực công việc của mình để rồi chạnh lòng. Đó là suy nghĩ hết sức bình thường.

Nhân viên y tế làm việc tại tram y tế lưu động.

Nhân viên y tế làm việc tại tram y tế lưu động - Ảnh: Mạnh Linh.

Một điều dưỡng từng công tác tại Bệnh viện huyện Củ Chi chia sẻ: “Nhân sự không đủ, chúng tôi phải làm việc 24/7, cứ 2 tuần mới được xoay tua nghỉ một lần. Bệnh nhân đông nên nhân viên y tế phải trực cả ngày lẫn đêm trong căng thẳng lo lắng có thể bị lây nhiễm bất kỳ lúc nào. Tôi rơi vào rối loạn giấc ngủ, rối loạn kinh nguyệt, sức khỏe và tinh thần đều sụt giảm. Trong khi đó, tổng thu nhập mỗi tháng chỉ được khoảng 8 triệu đồng. Tôi đã cố cho đến khi dịch tạm lắng và xin nghỉ việc để chuyển sang lĩnh vực thẩm mỹ”.

Liên quan đến câu chuyện nghỉ việc của một bộ phận lực lượng y tế, BS Trần Văn Sóng - Phó giám đốc Bệnh viện Nhân Dân 115 đã chia sẻ. “Giai đoạn căng thẳng nhất của dịch bệnh, chúng tôi đã xông pha đi chiến đấu gần như không màng danh lợi và cũng chẳng nghĩ đến nguy hiểm của bản thân, gia đình. Tuy nhiên, qua đợt dịch, anh em bắt đầu có biểu hiện mệt mỏi, sức lực hao mòn. Hơn lúc nào hết giai đoạn này rất cần sự động viên chia sẻ để xốc lại tinh thần cho lực lượng y tế”.

Có thể nói, trong đại dịch, lực lượng lao động y tế phải gánh vác một khối lượng công việc khổng lồ, mỗi người làm gấp ít nhất 5 lần công việc hàng ngày. Đã có rất nhiều mất mát, hy sinh nơi tuyến đầu… Tính đến tháng 10/2021, cả nước đã có hơn 3.200 cán bộ y tế bị lây nhiễm, 6 cán bộ tử vong trong khi đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19.

Cá nhân người viết không phải là người trong ngành, nhưng đồng cảm với tâm tư của Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn khi ông nói: “Trong trận chiến, có những chiến sĩ tuyến đầu hết sức dũng cảm, nhưng cũng có người quay đầu. Bộ Y tế mong muốn toàn bộ lực lượng ngành y cùng chung tay vượt qua. Mong đồng nghiệp thấu hiểu tinh thần này để cùng nhau chung tay chống đại dịch”.

Vấn đề ở chỗ, y bác sĩ cũng là con người, sức người thì lại có hạn. Người ta bảo “Có thực mới vực được đạo”, nên hẳn dư luận không trách những nhân viên y tế “cởi áo” rời ngành, mà chỉ thấy quá thương cho họ.

Do dịch bệnh còn kéo dài và chúng ta cũng đang rất cần lực lượng y tế gắn bó lâu dài với ngành để triển khai công tác chống dịch. Và để níu chân lực lượng này,  người làm chính sách, quản lý… hãy đặt mình vào vị trí của các nhân viên y tế để lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ. Để thấy được thực tế công việc và những áp lực mà họ đang phải gánh chịu một mình. 

Có như vậy mới có thể đưa ra những quyết định hợp tình, hợp lý nhất, vừa giữ chân được các y bác sĩ tuyến đầu, vừa không dập tắt nhiệt huyết với nghề của họ.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giữ chân y bác sĩ thời COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713270392 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713270392 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10