LẠI CHUYỆN THỦ TỤC: Kỳ 2: Gỗ ép thanh mất tính cạnh tranh

Diendandoanhnghiep.vn Gỗ ván ghép thanh bị chuyển từ mã HS 4418 sang HS 4407 nên bị áp thuế suất thuế xuất khẩu 25% đang khiến mặt hàng này ùn tắc tại các cảng biển.

Sau khi Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) có đơn khẩn cấp gửi Bộ Tài chính cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương về tình trạng gỗ ván ghép thanh bị ùn tắc tại các cảng biển, hôm qua (4/8/2020), công văn hỏa tốc do ông Đàm Mạnh Hiếu, Phó Chánh văn phòng TCHQ ký sẽ làm việc tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai nhằm đối thoại xác định rõ quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm, quy cách sử dụng để quyết định áp dụng mã số HS phù hợp đối với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

 Nhiều doanh nghiệp đối diện khả năng bị đối tác thương mại phạt chậm giao hàng. Ảnh: Sản xuất gỗ ghép thanh tại Công ty Hoàng Thông.

Nhiều doanh nghiệp đối diện khả năng bị đối tác thương mại phạt chậm giao hàng. Ảnh: Sản xuất gỗ ghép thanh tại Công ty Hoàng Thông.

Doanh nghiệp hoang mang sản xuất cầm chừng

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest cho biết, những ngày qua, hàng ván ghép thanh bị ùn tắc tại nhiều cảng, nhiều doanh nghiệp thành viên Hiệp hội bị đối tác thương mại phạt do chậm giao hàng nguyên nhân được cho là xuất phát từ văn 4250/TB-TCHQ, do ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ngày 24/6/2020.

Theo văn bản này, ván ghép thanh chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ keo rừng trồng và gỗ cao su, bị áp mã HS 4407 là “gỗ đã cưa và xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6 mm”, thuộc phân nhóm HS 440729.97.90. Như vậy, gỗ ghép thanh bị coi là sản phẩm sơ chế, như gỗ xẻ thanh, bị áp thuế xuất khẩu 25% để hạn chế, thậm chí ngăn chặn xuất khẩu vì không tạo nhiều giá trị gia tăng và vì phải dành nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước.

Trong khi đó, thực tế gỗ ghép thanh đã được áp mã HS 4418 (đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp - shingles and shakes), nằm trong phân nhóm HS 4418.90.99. Đây là nhóm từ 44.18 đến 44.11, thuế suất 0%.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện Công ty CP chế biến gỗ Mộc Cát Tường (Đồng Nai) cho biết, doanh nghiệp ông nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan vào ngày 24/6, yêu cầu mặt hàng gỗ ghép thanh mà doanh nghiệp ông vẫn sản xuất trước được áp mã 4418 nay chuyển qua mã 4407. Điều này đồng nghĩa với việc với mặt hàng này, thay vì phải chịu mức thuế suất là 0%, doanh nghiệp ông phải chịu mức thuế suất là 25%.

“Có những hợp đồng chúng tôi ký trước khi nhận được quyết định nhưng cho đến bây giờ muốn bán hàng cho khách thì phải chịu mức thuế là 25%. Với những lô hàng gấp, chúng tôi đã phải nộp thuế để có thể xuất hàng nhưng vẫn còn 10 container hàng đang nằm chờ. Để có thể xuất được số hàng này, doanh nghiệp phải nộp với mức thuế 25%, tương đương gần 2 tỷ đồng”, đại diện công ty Mộc Cát Tương nói.

Cũng theo đại diện công ty này, doanh nghiệp đang rất khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, nay lại gặp thêm quyết định này thì khó có thể duy trì hoạt động.

“Hiện nay, với mức thuế như này doanh nghiệp chúng tôi chỉ có thể sản xuất cầm chừng. Chúng tôi không dám ký đơn hàng mới, thậm chí đến nguyên liệu chúng tôi cũng không dám nhập”, đại diện công ty Mộc Cát Tường nhấn mạnh.

Ông Lê Đình Đạt, Phó Tổng giám đốc Công ty gỗ Hoàng Thông:

Quyết định áp thuế 25% với mặt hàng gỗ ghép thanh đã làm dừng hoàn toàn hoạt động xuất khẩu gỗ ván thanh của doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, với những hợp đồng đang thực hiện ở hiện tại chúng tôi không thể xuất khẩu hàng hóa khiến hàng hóa tồn đọng tại cảng, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Quyết định này không chỉ khiến hàng hóa mất đi tính cạnh tranh mà còn có thể khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng, thậm chí phá sản.

Phân loại ván ghép thanh vào gỗ xẻ và chịu thuế 25% là không đúng

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết thêm, việc phân loại ván ghép thanh vào loại gỗ xẻ và chịu thuế 25% là không đúng. Bởi sản xuất ván ghép thanh với nguyên liệu đầu vào là gỗ xẻ. Ván ghép thanh được ghép từ rất nhiều mảnh gỗ nhỏ (do bị lỗi) với bản từ 3-5 cm để tạo thành ván lớn nhằm tăng sức chịu đựng.

Phát triển sản xuất gỗ ghép, góp phần giảm chi phí vận chuyển gỗ tròn về vùng có các nhà máy chế biến gỗ và mang lại giá trị gia tăng cho ngành chế biến gỗ. Đồng thời sản xuất mặt hàng này còn giúp giải quyết vấn đề nguyên liệu lãng phí trong ngành gỗ, tận dụng được tối đa nguyên liệu và giải bài toán cây gỗ lớn đối với ngành lâm nghiệp. “Nếu không chế biến, tạo ra được ván ghép thanh thì nguyên liệu đầu vào của sản phẩm này sẽ chỉ quay về làm được dăm hoặc ván ép”, ông Lập cho hay.

Đại diện công ty Mộc Cát Tường cho biết, để sản xuất được một tấm gỗ ván cao su ghép, các doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều công đoạn và chi phí nhân công cao. Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất gỗ, doanh nghiệp này đề nghị cơ quan Hải quan áp dụng lại mã HS cho sản phẩm ván ghép thanh và được hưởng thuế suất 0% và các doanh nghiệp duy trì hoạt động, có cơ hội cạnh tranh với các nước có lợi thế mạnh như Malaysia, Thái Lan, Indonesia…

DĐDN sẽ tiếp tục thông tin.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết LẠI CHUYỆN THỦ TỤC: Kỳ 2: Gỗ ép thanh mất tính cạnh tranh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713309637 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713309637 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10