“Gỡ vướng” dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận

Diendandoanhnghiep.vn Văn phòng Chính phủ vừa phát đi thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Theo đó, tại Thông báo số 64/TB-VPCP ngày 18/2/2019 của Văn phòng Chính phủ, nêu rõ: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với TP Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

p/Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công năm 2009, đến nay mới đạt 15,8% khối lượng công việc.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công năm 2009, đến nay mới đạt 15,8% khối lượng công việc.

Làm rõ nguyên nhân... giải quyết vướng mắc

Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chỉ đạo nhà đầu tư (NĐT) và các cơ quan có liên quan triển khai đạt khoảng 96% khối lượng giải phóng mặt bằng; đồng thời làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

Tuy nhiên, trên thực tế, dự án đang bị chậm tiến độ nhiều so với yêu cầu đặt ra (Dự án được khởi công năm 2009, đến nay mới đạt 15,8% khối lượng công việc). Nguyên nhân do việc huy động vốn gặp khó khăn, thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công, chính sách về đầu tư PPP, cũng như năng lực của NĐT dự án…Do đó, “yêu cầu Bộ GTVT, các Bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh Tiền Giang và NĐT dự án phải tích cực, chủ động hơn nữa trong đề xuất giải pháp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ để dự án được thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2020”.

  Dự án đang bị chậm tiến độ nhiều so với yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân do việc huy động vốn gặp khó khăn, thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công,...

Và để sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang, NĐT dự án và các cơ quan có liên quan có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

Một là, làm rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ dự án cũng như trách nhiệm của các đơn vị có liên quan.

Hai là, đề nghị tiếp tục đầu tư dự án theo hình thức Hợp đồng BOT, đảm bảo thông tuyến vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu vận tải liên vùng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ba là, thống nhất với UBND tỉnh Tiền Giang để đề xuất chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang.

Bốn là, đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc về lãi suất vay vốn cũng như các vướng mắc khác đối với dự án; rà soát, xây dựng lại phương án tài chính của dự án trên cơ sở dùng vốn tài trợ của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Năm là, cơ cấu lại NĐT dự án, thay thế nhà đầu tư yếu kém bằng nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật để tiếp tục đầu tư dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Kiến nghị từ nhà đầu tư

Trước đó, cuối tháng 1/2019, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng, giải quyết 4 vướng mắc lớn trước mắt, bao gồm:

Thứ nhất, đề xuất Chính phủ chuyển dự án từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Tiền Giang. Đây là mô hình đã thực hiện thành công ở dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Tập đoàn Đèo Cả đã giải cứu thành công dự án trước đó đã đình trệ 2 năm và có nguy cơ phá sản). Tỉnh có đầy đủ công cụ, quyền lợi, nghĩa vụ và sát sườn với dự án nhất. Việc đưa dự án về cho tỉnh quản lý, tỉnh sẽ chủ động và trực tiếp giải quyết nhanh, gọn tất cả vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Phương án này cũng đã và đang được áp dụng thuận lợi ở những tuyến cao tốc trọng điểm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Hữu Nghị - Chi Lăng.

Thứ hai, kiến nghị điều chỉnh quy định về lãi suất vay vốn. Hiện lãi suất vay vốn áp dụng cho dự án ở mức 7,82%/năm. Trong khi đó hợp đồng tín dụng đã ký lại ở mức 10,8%. Sự chênh lệch này dẫn đến việc không có khả năng thu hồi vốn, do đó không đảm bảo điều kiện để ngân hàng rót kinh phí cho dự án. Các cấp đã có rất nhiều cuộc họp và chỉ đạo để tháo gỡ vướng mắc này, nhưng hiện nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Thứ ba, trong thời gian chờ tháo gỡ các vướng mắc tín dụng, để chạy đua với thời gian cam kết thông tuyến năm 2020, các cơ quan có thẩm quyền cần cho các NĐTcủa dự án huy động vốn tín dụng để thi công. Ngân hàng tài trợ vốn cần bảo lãnh cho Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận thanh toán cho các nhà thầu đã huy động vốn ngắn hạn đó.

Thứ tư, cho phép các NĐT trong liên danh hiện tại tự tăng cường bổ sung năng lực để tiếp tục thực hiện dự án cho đến khi có kết quả của Kiểm toán Nhà nước. Từ đó sẽ căn cứ vào thực trạng để đình chỉ Công ty Yên Khánh, thay thế bằng nhà đầu tư có năng lực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Gỡ vướng” dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714006663 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714006663 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10