Gỡ vướng thẩm định và cân đối vốn dự án đầu tư công

Nguyễn Việt 09/06/2019 11:01

Một số quy định trong Luật Đầu tư hiện chưa đầy đủ, cứng nhắc, dẫn tới tình trạng các quy định đã không phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

ĐBQH Trần Văn Lâm - Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội. Ảnh: Nguyễn Việt

ĐBQH Trần Văn Lâm - Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, cho rằng: Nếu người lập dự toán thật sự khách quan, dựa trên cơ sở thực tiễn thì chắc sẽ không có sai lệch lớn. Ảnh: Nguyễn Việt

Điển hình là công tác thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Theo đó, vướng mắc gặp phải là việc cần có mức vốn rõ ràng thì mới phê duyệt được chủ trương đầu tư, từ đó mới phê duyệt được dự án và được cấp vốn. Theo quy định của Luật Đầu tư công, một dự án khi chưa có chủ trương đầu tư thì không được đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn. Do đó, các cơ quan hiện nay không có căn cứ để thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn, nên tất cả các dự án dừng lại ở mức có tên nhưng chưa có quyết định chủ trương đầu tư. Đây là một thực tế tồn tại ở cả trung ương và địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Trói chân dự án?

    Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Trói chân dự án?

    06:06, 07/06/2019

  • Dự thảo Luật Đầu tư công: Giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quốc gia

    Dự thảo Luật Đầu tư công: Giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quốc gia

    21:02, 28/05/2019

  • Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi: Đẩy mạnh phân cấp, tăng cường hậu kiểm

    Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi: Đẩy mạnh phân cấp, tăng cường hậu kiểm

    06:16, 10/05/2019

  • Luật Đầu tư công sửa đổi: Phân cấp mạnh để rút ngắn thời gian trình hồ sơ

    Luật Đầu tư công sửa đổi: Phân cấp mạnh để rút ngắn thời gian trình hồ sơ

    21:32, 08/05/2019

Để tháo gỡ vướng mắc về điều khoản liên quan đến căn cứ thẩm định vốn và cân đối vốn, ĐBQH Trần Văn Lâm - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, ở đây là do cách thực hiện khi xây dựng các kế hoạch phát triển từ chiến lược đến kế hoạch, từ kế hoạch phân bổ thành các chương trình cụ thể cho từng năm, từng kỳ danh mục các dự án. "Nếu làm đúng thì phải xuất phát từ danh mục dự án trước, sau đó sắp xếp trình tự các dự án cấp thiết theo thứ tự để khi có tiền đến đâu thì triển khai đến đấy. Làm được như vậy sẽ mang lại hiệu quả lớn nhất", ông Lâm nhấn mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan quản lý thường nêu lý do phải có tiền mới xây dựng dự án, nhưng đánh giá mức độ cấp bách của từng dự án thì không nhất thiết phải đợi đến khi có tiền. Phải căn cứ vào thực tiễn của nền kinh tế rồi xác định tính chất cấp bách của các dự án để ra thứ tự ưu tiên.

Tất nhiên ở đây cũng đòi hỏi tính kỹ thuật để xác định quy mô của từng dự án thì mới định lượng và cân đối nguồn tiền. Nhìn chung, đây cũng chỉ mang tính chất thủ tục, hai bên phải có sự trao đổi với nhau, còn để cụ thể hóa việc này vào trong luật thì cũng rất khó”, ông Lâm chia sẻ.

Vẫn theo ông Lâm, quy mô nền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn có thể ước lượng trong kỳ tới là bao nhiêu. Hiện nay, việc lập dự toán ngân sách của cả 5 năm hay hàng năm đều dựa trên cơ sở những con số của kỳ trước và cả nhiệm kỳ trước cộng với sự tăng lên theo tốc độ tăng trưởng ước tính để tính ra quy mô cho tổng nguồn vốn nhiệm kỳ sau. Căn cứ vào tổng nguồn đó để phân bổ dự án dự kiến. “Việc này hoàn toàn có thể làm được, nhưng không thể khớp với nhau 100%. Tức là giữa ước tính với thực tế sẽ có sự sai lệch, vấn đề là không để sai lệch quá lớn”, ông Lâm nói.

Lý giải nguyên nhân có thể dẫn đến sai lệch lớn trong dự toán, theo ông Lâm là do áp đặt ý chí chủ quan đưa vào danh mục quá nhiều khiến nguồn vốn không đủ đáp ứng. Trong vấn đề này, nếu thể chế về mặt nguyên tắc sẽ rất khó, việc này còn phụ thuộc vào sự khách quan của người lập dự toán.

“Nếu người lập dự toán thật sự khách quan, dựa trên cơ sở thực tiễn thì chắc sẽ không có sai lệch lớn. Tuy nhiên, lo ngại nhất là bị áp lực từ các đối tác có liên quan, mong muốn đưa dự án hoặc “ghé chân” vào sẽ dẫn đến phức tạp”, ông Lâm bày tỏ.

Trong dự án luật đầu tư công sửa đổi, giai đoạn nào đề xuất mức bằng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn đó. Các mức có thể là thấp, nhưng ít nhất là một căn cứ để thẩm định và để các cơ quan thẩm định vốn không bị vi phạm điều cấm của Luật Đầu tư công (quyết định dự án nhưng không có khả năng cân đối vốn)”, ông Lâm nhấn mạnh và cho biết thêm, vẫn biết kỳ sau bao giờ cũng cao hơn kỳ trước nhưng chỉ nên xây dựng kế hoạch bằng với kỳ trước thì mới đảm bảo cân đối nguồn vốn, khi đó sẽ không bị vi phạm. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ vướng thẩm định và cân đối vốn dự án đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO