GÓC NHÌN: Bàn về danh mục “hàng hóa thiết yếu”

Diendandoanhnghiep.vn Một số sản phẩm hàng hóa như trà, sữa, cà phê, sắt thép, phân bón… đều được phép lưu thông trong giãn cách, ít nhiều để lại những tranh luận trái chiều trong dư luận.

Đảm bảo lưu thông những mặt hàng thiết yếu để duy trì đời sống, sản xuất kinh doanh là việc cần thiết. Nhằm hạn chế cách hiểu mỗi nơi mỗi kiểu về danh mục “hàng hóa thiết yếu” được phép lưu thông, mới đây Bộ Công Thương đã liệt kê 4 nhóm hàng hóa thiết yếu được lưu thông trong những ngày giãn cách.

Cụ thể, thứ nhất là nhóm thực phẩm, bao gồm các mặt hàng theo danh mục phụ lục đính kèm ban hành kèm Nghị định số 15/2018 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của luật An toàn thực phẩm. Chẳng hạn là danh mục sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế như thực phẩm chức năng, phụ gia, hương liệu chế biến thực phẩm…

Theo Bộ Công thương, trà, cà phê... vẫn được phép lưu thông khi thực hiện giãn cách ẢNH: SHUTTERSTOCK

Theo Bộ Công Thương, trà, sữa, cà phê... vẫn được phép lưu thông khi thực hiện giãn cách. ẢNH: SHUTTERSTOCK

Danh mục sản phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, sữa tươi nguyên liệu, mật ong, chè, cà phê… và Danh mục thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương như đồ uống đóng hộp, sữa chế biến, bánh mứt, kẹo…

Nhóm thứ hai được phép vận chuyển là hàng hóa nguyên liệu phục vụ (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi…).

Thứ ba là nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than…). Và cuối cùng là các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

Trước đó, theo phản ánh của các doanh nghiệp, một trong những vấn đề nổi cộm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hoá, quy định về thực phẩm thiết yếu…

ff

Xe chở hàng hóa thiết yếu qua chốt kiểm dịch.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, khi một số tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã xuất hiện tình trạng một số địa phương lúng túng và thực hiện thiếu thống nhất trong việc cho phép lưu thông hàng hóa là minh chứng rõ ràng, thiết thực nhất.

Những vấn đề nổi cộm nói trên phản ánh sự thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tức là, quy định thống nhất về danh mục “hàng hóa thiết yếu” mà Bộ Công Thương ban hành âu cũng là để đảm bảo những nhu cầu cần thiết, an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khách quan mà nói, những câu chuyện về ách tắc hàng hóa chỉ là một phần của bức tranh chống dịch hiện nay. Kể từ khi Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Chính phủ được ban hành năm ngoái, cách thức chống dịch đã được quy định khá chi tiết và đã đáp ứng đòi hỏi chống dịch ở một góc nào đó, làm cho nhân dân tin tưởng.

Song, không ít người vẫn băn khoăn. Vì sao tôi không được về nhà, vì sao quốc lộ lại chia cắt, vì sao tôi không được ra ngoài mua hàng hóa thiết yếu, vì sao tôi phải bắt buộc đi cách ly… Các câu hỏi, những nỗi băn khoăn, bao niềm trăn trở mà một chỉ thị không giải quyết được.

Có thể nói, danh mục “hàng hóa thiết yếu” nói trên mà Bộ Công thương công bố là sự lắng nghe ý kiến từ dư luận xã hội, từ các hiệp hội doanh nghiệp, cũng như các chuyên gia.

Nó nhằm phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh. Ví như, trong ngành chế biến chế tạo là các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho quá trình lưu thông hàng hoá…

Hay như, đặc trưng của ngành công nghiệp đó là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính, do đó, khi các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hoá, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong giao dịch, lưu thông hàng hoá. 

Điều này cũng có nghĩa, chống COVID-19 không chỉ đơn thuần là bài toán dịch tễ, mà còn là bài toán kinh tế và quản lý hệ thống xã hội trong điều kiện rất phức tạp mà không thể giải quyết bởi tư duy phong trào hay theo thói quen “cháy nhà mới lo dập lửa” được.

Cần phải có tư duy hệ thống, xác định chính xác bài toán, chỉ ra được những vấn đề cần giải quyết để bố trí nguồn lực thực hiện và tìm hướng giải quyết, một cách đồng bộ. Mục tiêu tối thượng là vì sức khỏe nhân dân, nhưng cũng phải hạn chế sự đứt gãy của sản xuất kinh doanh, dẫn đến đứt gãy nền kinh tế nói chung.

Đúng như lời của Đại biểu Nguyễn Thị Thủy: “Cả nước như một cơ thể sống, quan hệ tuần hoàn chặt chẽ nên không thể vì những chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là làm sao để cách ly mà không tách rời, không làm đứt gãy nền kinh tế”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GÓC NHÌN: Bàn về danh mục “hàng hóa thiết yếu” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713944742 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713944742 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10