Gốm Chu Đậu mang bản sắc Việt, tỏa sáng năm Châu

Diendandoanhnghiep.vn Hòa chung không khí chào đón “Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2”, Tập đoàn BRG muốn giới thiệu các tác phẩm Gốm Chu Đậu đến bạn bè Quốc tế.

Du Khách Na Uy

Du Khách Na Uy khen các tác phẩm Gốm Chu Đậu hoa văn và họa tiết tinh xảo giàu bản sắc văn hóa thuần Việt.

Đây là các tác phẩm Gốm Chu Đậu tiểu biểu, đặc sắc, mang đậm văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, có mặt của 03 tác phẩm đã được xác lập kỷ lục Guiness: bình tỳ bà, bình hoa lam và đĩa 1.000 chữ long nhân kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã được trân trọng trưng bày trong một không gian đẹp và cổ kính của Hồ Gươm, tại khuôn viên của nhà hàng Thủy Tạ là một trong những nhà hàng có vị trí đắc địa nhất Thủ đô Hà Nội.

Tác phẩm 1000 chữ Long viết bằng thư pháp lập kỷ lục Guiness về kích thước lớn nhấtp/ra mắt nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Tác phẩm 1000 chữ Long viết bằng thư pháp lập kỷ lục Guiness về kích thước lớn nhất ra mắt nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Sản phẩm Gốm Chu Đậu giữ vị trí quan trọng trong lịch sử thủ công mỹ nghệ của Việt Nam và là nghề truyền thống được truyền lại từ hàng trăm năm trước. Được ra đời tại thôn Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, TP. Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 80 km về phía Tây Bắc, Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam, là biểu tượng của “Nền văn minh lúa nước” có từ thế kỷ XIII và được tôn vinh là “Sản phẩm mang biểu tượng hoàng gia” vào cuối thế kỷ XVII. Mỗi tác phẩm đều chứa đựng nhiều ý nghĩa, có những nét đặc trưng riêng của Chu Đậu thể hiện ở kiểu dáng, màu men tro trấu, các hoa văn họa tiết tinh xảo giàu bản sắc văn hóa thuần Việt.

 
 Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam, là biểu tượng của “Nền văn minh lúa nước” có từ thế kỷ XIII và được tôn vinh là “Sản phẩm mang biểu tượng hoàng gia” vào cuối thế kỷ XVII. Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam, là biểu tượng của “Nền văn minh lúa nước” có từ thế kỷ XIII và được tôn vinh là “Sản phẩm mang biểu tượng hoàng gia” vào cuối thế kỷ XVII.

Gốm Chu Đậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam, là biểu tượng của “Nền văn minh lúa nước” có từ thế kỷ XIII và được tôn vinh là “Sản phẩm mang biểu tượng hoàng gia” vào cuối thế kỷ XVII. 

Theo nhiều tư liệu để lại cho rằng, nữ doanh nhân đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là bà Bùi Thị Hý - bà tổ nghề Gốm Chu Đậu tài hoa, sống ở thế kỷ XV. Từ việc tìm thấy bút ký của bà được lưu lại trên chiếc bình gốm Hoa lam trưng bày tại Viện bảo tàng Topaki Sarray, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, lai lịch gốm cổ Chu Đậu đã được phát hiện vào năm 1980.

Hiện các tác phẩm gốm Chu Đậu đã được trân trọng bảo quản và trưng bày tại 46 viện bảo tàng nổi tiếng ở 32 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có thủ đô Tokyo của Nhật Bản, thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, và thành phố New York của Mỹ. Bình gốm Hoa lam cũng được coi là một trong bốn quốc bảo của Thổ Nhĩ Kỳ. Các sản phẩm gốm Chu Đậu đã được xuất khẩu tới khoảng 30 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thể giới.

Với nét độc đáo của sản phẩm cùng những nỗ lực làm sống lại và phát triển dòng gốm Chu Đậu cao cấp mang đậm bản sắc văn hóa Việt, Công ty CP Gốm Chu Đậu tự hào được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng 9 chữ vàng “Gốm Chu Đậu – Tinh hoa văn hóa Việt Nam” và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng 10 chữ vàng “Gốm Chu Đậu – Bản sắc Việt, tỏa sáng năm Châu”.

Nhận thấy ý nghĩa và giá trị của gốm Chu Đậu, năm 2001, Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần (Hapro), thành viên của Tập đoàn BRG đã quyết định thành lập Công ty CP Gốm Chu Đậu với sứ mệnh phục hưng dòng gốm cổ Chu Đậu đã bị thất truyền trên 400 năm. Với bàn tay tài hoa và trí sáng tạo của mình, những nghệ nhân và người thợ làm gốm của Công ty CP Gốm Chu Đậu đã phục hưng thành công dòng gốm cổ Chu Đậu và tạo ra hàng nghìn sản phẩm, làm sống lại và nâng tầm cao mới của gốm Chu Đậu xưa, đáp ứng sự mong mỏi của đông đảo quý khách hàng trong nước và quốc tế. Hiện gốm Chu Đậu đang được sử dụng rộng rãi làm quà tặng, đồ gia dụng, đồ trang trí, sưu tập... ; được Chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng làm quà tặng như một biểu tượng văn hóa Việt trong các dịp ngoại giao quan trọng.

 Madame Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG kiêm Chủ tịch HĐQT Hapro về thăm và làm việc tại Công ty CP Gốm Chu Đậu

Madam Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG kiêm Chủ tịch HĐQT Hapro về thăm và làm việc tại Công ty CP Gốm Chu Đậu

Theo định hướng phát triển, Tập đoàn BRG sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm và thủ công mỹ nghệ vốn là thế mạnh của Hapro, trong đó có sản phẩm mang nét văn hóa truyền thống nổi bật là gốm Chu Đậu. Gốm Chu Đậu ngày nay đã có vị thế tại thị trường trong nước.

ã được trân trọng trưng bàytrong một không gian đẹp và cổ kính của Hồ Gươm, tại khuôn viên của nhà hàng Thủy Tạ là một trong những nhà hàng có vị trí đắc địa nhất Thủ đô Hà Nội.

Các sản phẩm được trân trọng trưng bày trong một không gian đẹp và cổ kính của Hồ Gươm, tại khuôn viên của nhà hàng Thủy Tạ có vị trí đắc địa nhất Thủ đô Hà Nội.

Trong định hướng phát triển, tập đoàn BRG sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm và thủ công mỹ nghệ vốn là thế mạnh của Hapro, trong đó có sản phẩm mang nét văn hóa truyền thống nổi bật là gốm Chu Đậu. Tiếp nối những giá trị mà nữ doanh nhân Bùi Thị Hý đã để lại, dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và tâm huyết của nữ doanh nhân - Chủ tịch Tập đoàn BRG kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hapro Nguyễn Thị Nga, tập đoàn BRG sẽ tập trung phát triển và đưa Gốm Chu Đậu trở thành một trong những biểu tượng Quốc gia thông qua việc chế tác những tác phẩm Gốm Chu Đậu theo các nguyên bản đang được lưu giữ tại các bảo tàng và tạo ra những bộ sản phẩm quà tặng cấp cao, mang đậm văn hóa của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, góp phần quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam tới thị trường quốc tế.

Bình Hoa lam: Mang dáng tròn tượng trưng cho trời, hình trụ thẳng mang dáng trực tượng trưng cho người quang minh chính đại là trụ cột trong gia đình và xã hội. Lai lịch gốm Chu Đậu được tìm thấy từ bút ký lưu trên bình phát hiện năm 1980 tại Viện bảo tàng Topaki Sarray, Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Bình Tỳ bà: có dáng giống cây đàn tỳ bà mang tính âm, tượng trưng cho đất - Là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam. Phần thân bình được vẽ cảnh bốn mùa: Xuân – Hạ - Thu – Đông, mang ý nghĩa. Thể hiện cho bốn mùa bình an. Đây cũng là “Tứ đức” Công – Dung – Ngôn – Hạnh của mỗi người phụ nữ Việt Nam

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gốm Chu Đậu mang bản sắc Việt, tỏa sáng năm Châu tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714089441 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714089441 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10