Góp ý của UBTVQH với Chính phủ về phòng chống dịch

NGUYỄN VIỆT 07/08/2021 18:27

UBTVQH có ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Ngày 6/8, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã ký văn bản số 33/UBTVQH15-PL tham gia ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu để sớm ban hành Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ để kịp thời cụ thể hóa, triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ để kịp thời cụ thể hóa, triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Ngày 5/8/2021, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1067/TTg-KGVX gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đồng chí Chủ tịch Quốc hội đề nghị tham gia ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 (dự thảo Nghị quyết) theo Nghị quyết kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội).

Tiếp đó, ngày 6/8/2021, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có văn bản số 1071/TTg-KGVX đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ khác với quy định của luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ để kịp thời cụ thể hóa, triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội.

Việc ban hành Nghị quyết này là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, đã lây lan ra rất nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Nam.

Ngày 6/8/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, xem xét, quyết định một số nội dung do Chính phủ trình và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự thảo Nghị quyết đã bám sát, cơ bản thống nhất với Nghị quyết số 30/2021/QH15, do đó tán thành với nhiều nội dung, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo hoàn chỉnh thêm dự thảo Nghị quyết, tập trung vào một số nội dung sau đây.

Những nội dung Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện

Theo quy định tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện.

Trên cơ sở xem xét đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về một số nội dung trong dự thảo Nghị quyết của Chính phủ thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc khác với quy định của luật như sau:

Về việc quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 (khoản 2 Điều 2)

Khoản 2 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết quy định “Quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm Covid-19 đồng thời là giấy phép hoạt động” là khác với quy định Điều 42 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung quy định này nhưng đề nghị bổ sung thời hạn hiệu lực của nội dung này (đến hết ngày 31/12/2022) và chỉ áp dụng trong trường hợp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo kịch bản ứng phó dịch và điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương.

Về việc giao Bộ Y tế được quy định các thủ tục hành chính trong thông tư (khoản 3 Điều 2)

Khoản 3 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết giao Bộ Y tế được quy định các thủ tục hành chính trong thông tư theo thủ tục rút gọn để đáp ứng yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch là khác với quy định tại khoản 4 Điều 14 và khoản 3 Điều 147 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống dịch hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất nêu trên của Chính phủ và đề nghị chỉ giới hạn phạm vi ban hành thủ tục hành chính ở các nội dung được nêu trong dự thảo Nghị quyết.

Về việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 (khoản 5 Điều 2)

Khoản 5 Điều 2 của dự thảo Nghị quyết quy định: “Việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19) do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế”. Nội dung này khác với quy định tại khoản 2 Điều 48 và khoản 2 Điều 60 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Việc ban hành Nghị quyết này là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.

Việc ban hành Nghị quyết này là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần thực hiện theo hướng ngân sách nhà nước có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh liên quan trực tiếp đến dịch COVID-19; đối với bệnh nhân mắc COVID-19 có các bệnh nền khác (như tiểu đường, tim mạch, thận...) thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh đối với các bệnh này phải thực hiện theo quy định Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Bảo hiểm y tế và các quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. 

Về việc giao Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân (khoản 1 Điều 3)

 Khoản 1 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết giao Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất là khác với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quy định nêu trên của dự thảo Nghị quyết để bảo đảm phù hợp với bối cảnh rất nhiều địa phương đang phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt như hạn chế tập trung đông người, thực hiện giãn cách xã hội, song đề nghị cần tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra chặt chẽ của cấp ủy ở các địa phương trong quá trình thực hiện, tránh việc lạm dụng quy định này để quyết định các nội dung không thực sự cấp bách, không trực tiếp liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.

Về các nội dung được nêu tại Mục I trên đây, căn cứ vào Nghị quyết số 30/2021/QH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có Nghị quyết riêng để tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ ban hành Nghị quyết theo thẩm quyền.

Một số nội dung cụ thể của dự thảo Nghị quyết

Về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch (khoản 1 Điều 1)

Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để kịp thời phòng, chống dịch COVID-19.

Để khắc phục việc thực hiện thiếu thống nhất, thiếu quyết liệt ở một số địa phương thời gian qua, đề nghị Chính phủ cần cụ thể hóa hơn nữa các biện pháp được nêu tại điểm 3.1 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 làm cơ sở cho các địa phương, cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động áp dụng một cách linh hoạt song vẫn bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán.

Trong dự thảo Nghị quyết không nên sử dụng các từ ngữ không rõ về nội hàm như “sớm hơn”, “cao hơn” để tránh cách hiểu không thống nhất, gây lúng túng cho các địa phương trong việc áp dụng, thậm chí có thể tạo ra sự tùy tiện, thiếu nhất quán giữa các địa phương hoặc áp dụng vượt quá mức cần thiết, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, làm giảm hiệu quả của công tác phòng, chống dịch và việc thực hiện “mục tiêu kép” của cả nước.

Cụ thể, như đối với biện pháp hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết thì nên quy định và phân cấp rõ cấp có thẩm quyền quyết định phù hợp với phạm vi và mức độ nguy cơ của dịch; giới hạn rõ thời hạn hạn chế tối đa là bao lâu, nếu vượt quá mức này thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; tiêu chí để xác định khu vực, địa bàn nào là khu vực, địa bàn cần thiết.

Đối với các biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc thì cần liệt kê cụ thể các biện pháp được áp dụng (ví dụ như phá sóng vô tuyến của một số khu vực, thu giữ phương tiện thông tin, liên lạc, yêu cầu cài đặt ứng dụng bắt buộc, định vị theo dõi phục vụ truy vết...).

Cần nêu cụ thể các biện pháp khác có thể được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp đối với tình hình dịch bệnh hiện nay hoặc viện dẫn điều, khoản cụ thể của các luật, pháp lệnh có liên quan (Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Quốc phòng, Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp,…) vì đây là các biện pháp đặc biệt, có thể hạn chế quyền công dân trong một số trường hợp.

Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể quyết định áp dụng các biện pháp tương ứng với mức độ nguy cơ cao hơn diễn biến dịch thực tế tại địa bàn tại thời điểm ra quyết định nhưng vẫn phải bảo đảm trong khung quy định chung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trường hợp địa phương thấy cần áp dụng biện pháp khác chưa được quy định thì nhất định phải báo cáo và có ý kiến của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện.

Trường hợp chưa thể quy định cụ thể ngay trong Nghị quyết này thì Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan khẩn trương rà soát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp được quy định tại các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản có liên quan để đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành khung pháp lý chung, thống nhất với các giải pháp cụ thể (cả về nội dung, phạm vi, thẩm quyền và thủ tục áp dụng), đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.

Về bố trí kinh phí (khoản 7 Điều 1)

Đề nghị chỉnh lý, bổ sung cụm từ in nghiêng vào đoạn 1 điểm a khoản 7 như sau: “Ưu tiên sắp xếp, bố trí nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp phải khác để bảo đảm kinh phí cho công tác phòng chống dịch COVID-19 và cơ sở điều trị người bệnh COVID-19; giao Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có cơ chế hỗ trợ chi thường xuyên cho các cơ sở y tế thu không đủ bù chi do tác động của dịch”. Nếu quy định như dự thảo Chính phủ gửi thì không rõ cách thức để thực hiện.

Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để kịp thời phòng, chống dịch COVID-19.

Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã cho phép Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách để kịp thời phòng, chống dịch COVID-19.

Về các cơ chế, chính sách đặc thù (Điều 2)

Về việc lưu hành và thông quan thuốc, vaccine phòng COVID-19 (khoản 1 Điều 2), đề nghị Chính phủ cần đưa ra một Chiến lược tổng thể về vắc xin, trong đó có cơ chế phân bổ, sử dụng và phác đồ tiêm vắc xin thống nhất trên toàn quốc.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân, cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề cấp giấy lưu hành thuốc điều trị và vaccine phòng COVID-19, kể cả khi được phê duyệt sử dụng khẩn cấp thì các bước quan trọng, các tiêu chí bắt buộc cũng không được bỏ qua.

Đồng thời, cần cung cấp đầy đủ các dữ liệu khoa học của tất cả các bước thử nghiệm thuốc, vắc xin; tổ chức đánh giá dữ liệu này một cách cẩn trọng, phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với quy định không áp dụng tiêu chuẩn, định mức đối với tài sản nhận viện trợ, tài trợ, hỗ trợ để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quyết định công bố dịch của cơ quan có thẩm quyền tại điểm h khoản 4 Điều 2.

Tuy nhiên, đối với tài sản mua sắm để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian có dịch thì cần quy định rõ ngoài việc được mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, phát sinh như Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã cho phép, đề nghị vẫn đồng thời phải bảo đảm định mức, tiêu chuẩn, tránh tình trạng mua sắm hàng hóa, vật tư, thiết bị phục vụ phòng, chống dịch không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người.

Về tổ chức thực hiện (Điều 3)

Đề nghị trong dự thảo Nghị quyết cần giao trách nhiệm cho một cơ quan giúp Chính phủ theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bao gồm cả những kinh nghiệm hay cũng như những vướng mắc và kiến nghị, đề xuất trong quá trình phòng, chống dịch bệnh để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo Nghị quyết số 30/2021/QH15; tổng hợp báo cáo Quốc hội về việc áp dụng các biện pháp này. Trên cơ sở đó, tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này nhằm thực hiện nội dung quy định tại điểm 3.7 của Nghị quyết số 30/2021/QH15.

Về điều khoản thi hành (Điều 4)

Theo quy định tại điểm 3.8 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 thì một số biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 chỉ được thực hiện cho đến hết ngày 31/12/2022. Do đó, đề nghị Chính phủ xác định cụ thể thời hạn có hiệu lực của dự thảo Nghị quyết để phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội hoặc cho đến khi có văn bản thay thế, bãi bỏ các quy định này.

Một số yêu cầu khác

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, tại Nghị quyết số 30/2021/QH15, Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động quyết định nhiều biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tăng cường phân cấp cho các địa phương để bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19.

Việc Chính phủ khẩn trương nghiên cứu, ban hành Nghị quyết này để cụ thể hóa một bước các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết của Quốc hội là rất kịp thời. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các văn bản để đưa Nghị quyết của Quốc hội vào cuộc sống.

Trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, ban hành các văn bản để phân định rõ những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và xem xét, phân cấp mạnh hơn cho địa phương, nhất là trong tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp duy trì, phục hồi, ổn định đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo, yêu cầu của Trung ương, của Quốc hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Quốc hội khoá XV: Vận dụng xuất sắc nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

    Quốc hội khoá XV: Vận dụng xuất sắc nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

    16:24, 05/08/2021

  • Chủ tịch Quốc hội: Nhân viên ngành y tế là những người anh hùng

    Chủ tịch Quốc hội: Nhân viên ngành y tế là những người anh hùng

    21:29, 04/08/2021

  • Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyết định biện pháp đặc biệt để chống dịch

    Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quyết định biện pháp đặc biệt để chống dịch

    19:16, 28/07/2021

  • Quốc hội khóa XV: Tinh thần trách nhiệm và khát khao cống hiến

    Quốc hội khóa XV: Tinh thần trách nhiệm và khát khao cống hiến

    16:40, 28/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Góp ý của UBTVQH với Chính phủ về phòng chống dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO