“Gót chân xanh” trên con đường độc đạo

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI 26/11/2019 17:00

Nếu coi phát triển bền vững là nấc thang cao nhất trên chiếc thang đo lường mức độ phát triển của doanh nghiệp, thì Bộ chỉ số CSI chính là chiếc gương phản chiếu sự lớn mạnh của doanh nghiệp.

p/Danh hiệu doanh nghiệp phát triển bền vững là

Danh hiệu doanh nghiệp phát triển bền vững là "giấy thông hành" của doanh nghiệp đến với thị trường và hướng tới tương lai.

Vì lẽ đó, nhiều năm nay, VCCI, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) luôn trăn trở làm thế nào để đưa được các giá trị về phát triển bền vững, đặc biệt là Bộ chỉ số CSI có thể đến với các doanh nghiệp trong cả nước không phân biệt quy mô, hay thành phần kinh tế, qua đó đảm bảo tất cả các doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập đều có ý thức hướng đến hoạt động kinh doanh nhân văn, bền vững.

Đo lường sự lớn mạnh của doanh nghiệp

Minh chứng cho sự trăn trở đó, hàng năm VBCSD-VCCI đều tiến hành rà soát lại, cập nhật Bộ chỉ số CSI với sự tham vấn, đóng góp chuyên môn của các chuyên gia từ các Bộ ngành và đơn vị tư vấn uy tín. Năm 2019, Bộ chỉ số tiếp tục được điều chỉnh từ 131 xuống còn 98 chỉ tiêu cho sát với những thay đổi mới của luật pháp Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, đơn giản hóa hơn để phù hợp với doanh nghiệp Việt. Đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có thể vận dụng, nắm bắt và vươn tới các chuẩn mực khác nhau về phát triển bền vững, để việc phát triển bền vững không chỉ của các doanh nghiệp lớn.

Thực tế thì, Bộ chỉ số CSI chính là công cụ tuyệt vời để đo lường sức khỏe của doanh nghiệp trên 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường. CSI không chỉ dừng lại ở con số 98 chỉ tiêu, mà trên hết, CSI giúp tất cả các doanh nghiệp – đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ - hoạch định một lộ trình cụ thể để xây dựng chiến lược phát triển bền vững, sớm phát hiện những rủi ro cũng như những cơ hội kinh doanh mới, qua đó quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn theo định hướng phát triển bền vững

Nhìn lại, những nỗ lực của VCCI- VBCSD trong những năm qua rõ rang không hề uổng phí khi mà nhận thức và hành động của doanh nghiệp trong việc thực hiện PTBV nói chung và CSI nói riêng ngày càng lớn. Nhiều doanh nghiệp đã lấy PTBV làm mục tiêu phát triển và luôn đưa PTBV vào mục tiêu kinh doanh cũng như thực hiện nghiêm túc báo cáo bền vững. Có thể kể ra những doanh nghiệp thực hiện tốt PTBV như: Bảo Việt, SASCO, Heineken, C.P Group, Coca-Cola, Novaland, LeeMan, BIDV, TNG... trong số đó nhiều doanh nghiệp liên tiếp 3 năm đứng trong Top đầu trong bảng xếp hạng bền vững. Đây là những minh chứng cho những nỗ lực kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hướng đến phát triển bền vững của Chính phủ, các cơ quan hữu quan đang ngày một phát huy hiệu quả, mà còn cho thấy sức lan tỏa của Chương trình và Bộ chỉ số trong cộng đồng doanh nghiệp.

Dù rằng, thẳng thắn mà nói, đâu đó vẫn còn những doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới PTBV chứ chưa nói tới việc lập báo cáo bền vững. Họ không biết rằng, quan tâm đến sự PTBV luôn có được phần thưởng lớn hơn công sức mà họ bỏ ra.

Không hề dễ dàng để bỏ qua những cái lợi trước mắt và lựa chọn con đường kinh doanh nhân văn, vì mục tiêu dài hạn, xây đắp lợi ích kinh tế trong sự hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, những doanh nghiệp tiên phong ấy xứng đáng nhận được sự cổ vũ và biểu dương của toàn xã hội

Để không bị bỏ lại phía sau

Kể từ sau khi 193 nguyên thủ thế giới phê duyệt 17 mục tiêu PTBV toàn cầu vào năm 2015, câu chuyện PTBV đã trở thành nền tảng cốt lõi trong các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững, nhân văn và vì xã hội… Đặc biệt, trong 17 mục tiêu PTBV với 169 chỉ tiêu nhằm chấm dứt đói nghèo, chống bất bình đẳng và bất công, và chống biến đổi khí hậu cho tới năm 2030 của Liên hợp quốc đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong việc thực hiện thành công các mục tiêu đó. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp được xem là một trong những yếu tố chủ chốt trong việc định hướng và đầu tư vào đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu PTBV.

Khảo sát của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam gần đây, có tới 71% doanh nghiệp cho biết họ đã lên kế hoạch hành động cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và có 13% đã xác định các công cụ cần và 29% đặt ra các mục tiêu cụ thể. Trong khi đó, 90% người dân tin rằng việc các doanh nghiệp đăng ký với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là quan trọng, với hơn 80% cho biết họ có nhiều khả năng sẽ mua hàng hóa và dịch vụ từ các bên đã đăng ký thực hiện các mục tiêu này hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • DNNVV giải bài toán phát triển bền vững thế nào?

    DNNVV giải bài toán phát triển bền vững thế nào?

    00:00, 13/11/2019

  • Khát vọng phát triển bền vững

    Khát vọng phát triển bền vững

    10:17, 13/10/2019

  • Phát triển bền vững Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Chú trọng thể chế, điều phối vùng

    Phát triển bền vững Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Chú trọng thể chế, điều phối vùng

    13:57, 12/10/2019

  • Phát triển bền vững bắt đầu từ yếu tố con người

    Phát triển bền vững bắt đầu từ yếu tố con người

    06:38, 07/10/2019

  • Số hóa là nền tảng để đạt được tất cả 17 mục tiêu phát triển bền vững

    Số hóa là nền tảng để đạt được tất cả 17 mục tiêu phát triển bền vững

    14:33, 24/09/2019

Động lực để tăng tốc

Đến đây, câu hỏi đặt ra là tại sao cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta không sớm chuyển mình, tự tin bước vào “con đường độc đạo” để có thể biến phát triển bền vững trở thành một lợi thế cạnh tranh lâu dài, và nắm bắt được những cơ hội tuyệt vời được hình thành từ chính nó?

Cũng phải nhắc lại rằng, phát triển bền vững đang thực sự là chiến lược và mô hình kinh doanh mới của doanh nghiệp, là "giấy thông hành" của doanh nghiệp đến với thị trường và hướng tới tương lai. Các chuỗi giá trị chọn đối tác, người tiêu dùng chọn sản phẩm và dịch vụ, người lao động chọn nơi làm việc... đều hướng tới các giá trị có tính chất nhân văn, bền vững chứ không chỉ quan tâm tới các lợi ích kinh tế trong ngắn hạn. Các doanh nghiệp phát triển bền vững là những doanh nghiệp có thể đưa ra những sản phẩm dịch vụ được thị trường lựa chọn đầu tiên, và cũng là nơi người lao động lựa chọn là nơi làm việc lý tưởng của mình.

Phía trước, con đường từ nay tới năm 2030 không còn dài, đó là con đường độc đạo và chắc chắn trên con đường đó sẽ in dấu những “gót chân xanh”. Nhưng để không bị bỏ lại phía sau thì các “gót chân xanh” cần phải thay đổi tư duy kinh doanh, nghiên cứu kĩ lưỡng 17 Mục tiêu phát triển bền vững, lựa chọn những mục tiêu phù hợp để lồng ghép vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và áp dụng Bộ chỉ số CSI để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1362 phê duyệt kế hoạch phát triển bền vững khu vực doanh nghiệp tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Đây là sự ghi nhận vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong việc thực hiện phát triển bền vững đến năm 2030. Đây cũng là động lực để Việt Nam tăng tốc và trở thành nước có thu nhập trung bình cao trong vòng hai thập niên tới với những thành quả ấn tượng về bình đẳng, công bằng xã hội và quản lý nhà nước hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, VCCI- VBCSD khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, hãy nghiên cứu kĩ lưỡng Bộ chỉ số CSI, đưa CSI vào sâu trong từng hoạt động của doanh nghiệp, để CSI giúp các doanh nghiệp phát huy được hết những tiềm năng phát triển của mình.

Chương trình bình chọn các tác phẩm báo chí viết
về doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2019

Nhằm tôn vinh các tác giả có tác phẩm viết về doanh nghiệp phát triển bền vững, được sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo Trung ương, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh và VCCI. Lần đầu tiên VBCSD phối hợp với báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức Chương trình bình chọn các tác phẩm báo chí viết về doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2019 trên toàn quốc. Sau 6 tháng phát động, BTC đã nhận được hàng trăm tác phẩm chất lượng và bình chọn được 09 tác phẩm xuất sắc nhất và trao 01 giải A; 02 giải B, 3 giải C và 03 giải khuyến khích.

Đây là những tác phẩm chất lượng viết về việc triển khai các hoạt động Phát triển bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp, triển khai và thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững, chương trình nghị sự 2030... Việc bình chọn các tác phẩm báo chí nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và lợi ích của phát triển bền vững trong doanh nghiệp, của cộng đồng cũng như của xã hội. Thúc đẩy kinh doanh theo hướng phát triển bền vững; Tăng cường trao đổi và hợp tác về phát triển bền vững giữa các bên có liên quan. Lan tỏa các điển hình doanh nghiệp thực hiện tốt phát triển bền vững, học hỏi kinh nghiệm thông qua các thực tiễn tốt trên thế giới về phát triển bền vững và hội nhập kinh tế, cũng như thúc đẩy nhân rộng áp dụng CSI, áp dụng kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Gót chân xanh” trên con đường độc đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO