Gửi Công hàm phản đối Trung Quốc: Quan điểm hợp lý và nhất quán của Việt Nam!

Diendandoanhnghiep.vn Công hàm của Phái đoàn Thường trực Việt Nam đệ trình lên Liên Hiệp Quốc là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam, được lưu lại tại Liên Hiệp Quốc.

Mới đây, thông tin phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc vừa gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh vụ việc tàu cá của 8 ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm, đã và đang nhận được sự đồng tình cao của dư luận.
Công hàm Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc để phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Công hàm Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc để phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Cụ thể, công hàm của Việt Nam gửi đi nêu rõ: Liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019 và nhằm phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23.3.2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau:

Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.

Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Việt Nam khẳng định: Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982 là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với điều 121(3) của UNCLOS 1982; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.

Việt Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS 1982, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý..v..v.

Trong bối cảnh, mới đây chuyện tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bắt giữ bất hợp pháp 8 ngư dân, lục soát, tịch thu, đập phá trang thiết bị trên tàu rồi lu loa cho rằng tàu cá Việt Nam đâm tàu hải cảnh của họ, thật sự khiến cho sự bức xúc trong mỗi người dân Việt Nam tăng lên cao độ.

Chưa nói đến vấn đề pháp lý, chỉ nói ở góc độ lương tâm giữa biển khơi muôn trùng nguy hiểm như vậy, hành vi đâm chìm tàu nước ta của tàu Trung Quốc quá ư là bất nhân, bất nghĩa, ngang ngược, chẳng khác nào đang giết ngư dân Việt Nam cả.

Ngay sau đó, Đại diện Bộ Ngoại giao nước ta đã trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thoả đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam. 

Rõ ràng, từng câu, từng chữ từ đại diện Bộ Ngoại giao cũng là đại diện cho cả nước ta vừa đủ tình đủ lý đủ sắc bén, trên hết là lên án trực diện việc tàu công vụ Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Và Việt Nam chưa bao giờ lơ là, mất cảnh giác hay coi nhẹ vấn đề chủ quyền biển đảo.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng: “Phản ứng của Việt Nam đối với công hàm của Trung Quốc như vậy là hợp lý và nhất quán với các tuyên bố trước đây của Việt Nam về chủ quyền cũng như quyền lợi hợp pháp của Việt Nam về khai thác tài nguyên biển ở khu vực Biển Đông".

“Là một nước có lợi ích liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, phía Việt Nam cần phải có văn bản chính thức để đáp trả các vấn đề trên. Công hàm của Phái đoàn Thường trực Việt Nam đệ trình lên Liên Hiệp Quốc là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam, được lưu lại tại Liên Hiệp Quốc. Phản ứng của Việt Nam trong trường hợp này là phù hợp” - ông Hoàng Việt (thành viên ban nghiên cứu luật biển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cũng nêu quan điểm.

Xét riêng vấn đề Biển Đông, Trung Quốc rất nhiều mưu sâu kế hiểm, thậm chí là “liên hoàn kế”, nếu như Việt Nam không bình tĩnh, khôn ngoan, không biết chiến thuật “dĩ tĩnh chế động”, nghĩa là lấy cái tĩnh khống chế cái động, lấy nhu để chế cương thì rất dễ mắc sai lầm dẫn đến mất tiếng nói đấu tranh về chủ quyền, thậm chí là mất luôn lãnh thổ. 

Có thể nói, Việt Nam luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Nhưng không có nghĩa là khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, Việt Nam né tránh, làm lơ, không hành động. Nên việc đấu tranh ngoại giao, trao công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc là hợp lý, nó thể hiện tư tưởng nhất quán về chủ quyền biển đảo của Đảng, Nhà nước ta.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gửi Công hàm phản đối Trung Quốc: Quan điểm hợp lý và nhất quán của Việt Nam! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713948579 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713948579 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10