Hà Nội mở cửa, cần cảnh giác với các chuỗi ca bệnh thuộc nhóm nguy cơ nào?

MINH CHÂU 28/09/2021 14:10

PGS Nguyễn Huy Nga cho rằng, thời điểm người dân ngoại tỉnh về thành phố đi làm trở lại, học sinh, sinh viên quay trở lại trường học, lúc này, nhóm nguy cơ tăng lên sẽ có nguy cơ bùng phát dịch.

Hôm nay 28/9, là ngày đầu tiên Hà Nội thực hiện quyết định cho người dân quay lại tập thể dục, thể thao ngoài trời nhưng không được tập trung quá 10 người; Trung tâm thương mại (các cửa hàng ăn uống chỉ được phép bán mang về); Cửa hàng may mặc, thời trang, hóa mỹ phẩm.

Ở góc nhìn đánh giá về dịch tễ, PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, thời điểm này đã thích hợp để Hà Nội có thể mở lại một số hoạt động khi mà các số ca trong cộng đồng giảm, tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã tăng lên. Trong khi đó, người dân cũng có những áp lực nhất định về kinh tế. Do vậy quyết định mở cửa lại của Hà Nội vào thời điểm này là đúng đắn và kịp thời.

"Chúng ta không thể đợi "Zero Covid-19" được nữa. Nếu thực hiện theo chiến lược cũ thành phố sẽ tt hậu kinh tế, đời sống nhân dân sẽ bị ảnh hưởng", PGS Huy Nga nói.

PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).

PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).

Giai đoạn khi mà thành phố Hà Nội mở cửa trở lại sẽ thường khó khăn và phải cảnh giác do dịch có trong cộng đồng, một số người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc nhóm người bị suy giảm miễn dịch hiệu quả tiêm bảo vệ không cao, trẻ em chưa tiêm vaccine nguy cơ bùng phát dịch sẽ cao.

PGS Huy Nga phân tích: "Hà Nội sẽ có thể bùng phát chuỗi ca bệnh ở nhóm người có nguy cơ. Do vậy người dân vẫn phải thực hiện 5K. Đặc biệt phải đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng và giữ khoảng cách với người lạ. Với người dân có triệu chứng giống cúm, ho, khó thở cần tới bệnh viện ngay.

Bên cạnh đó, ngành y tế phải nâng cao hệ thống giám sát người vào bệnh viện, giám sát các ổ dịch mới xuất hiện trong cộng đồng để kịp thời ngăn ngừa không cho bùng phát lên.

Tnh phố vẫn cần phải tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine, trong đó có tiêm vaccine cho trẻ em. Việc Hà Nội kiểm soát tốt dịch là do có tỷ lệ 1 mũi vaccine đã trên 80% trong thời gian giãn cách xã hội nên số ca bệnh tăng chậm".

Thành phố đã chống dịch thành công

Việc mở lại các hoạt động phát triển kinh tế có đồng nghĩa với việc dịch bệnh tại thành phố đã được khống chế thành công hay không? PGS Huy Nga chia sẻ quan điểm, hiện nay, thành phố đã chống được dịch thành công do: tiêm vaccine, giãn cách, nhóm chưa được tiêm vaccine như học sinh, sinh viên nghỉ học ở nhà, lao động tự do tại thành phố về quê …  nguy cơ dịch bệnh không cao.

Tuy nhiên, thời điểm người dân ngoại tỉnh về thành phố đi làm trở lại, học sinh, sinh viên quay trở lại trường học, lúc này, khối cảm thụ (nhóm nguy cơ) tăng lên sẽ có nguy cơ bùng phát dịch. Nhưng mức độ dịch sẽ không quá lớn theo chuỗi người nguy cơ, bùng phát cục bộ.

chưa

Thành phố đã chống được dịch thành công

Theo PGS Huy Nga, trẻ em hiện nay chưa tiêm chủng cho nên chưa thể cho trẻ tới trường. Do vậy việc có quyết định cho trẻ tới trường hay không sẽ phụ thuộc vào tình hình dịch tễ đảm bảo 14 ngày không có ca mới trong cộng đồng và nên tiêm vắc xin sớm cho trẻ em.

"Tới thời điểm này chúng ta bắt buộc phải sống chung với dịch bệnh. Dịch không có nguy cơ lớn, chúng ta có cơ hội để hồi phục kinh tế, nếu giãn cách kéo dài sẽ không có cơ hội để phục hồi. Chúng ta đã có kinh nghiệm tập trung vào điều trị giảm tỷ lệ tử vong. Đối với trẻ em nhiễm virus sẽ bị nh khi nhiều người lớn tiêm vắc xin thì virus lây cho trẻ em cũng sẽ bị nhẹ hơn.

Tuy nhiên chúng ta không thể quay trở lại cuộc sống như trước kia, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới sẽ sống ở trạng bình thường mới. Lúc này, người dân sẽ phải vừa làm việc, vừa chống dịch. 

Chúng ta sẽ phải xác định thẳng thắn rằng khi mở cửa trở lại sẽ có người bị ốm, người tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng tỷ lệ sẽ cao hơn", PGS Huy Nga nói.

Lao động ngoại tỉnh lo lắng vì chưa được tiêm vaccine

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Phó Chủ tịch UBND phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) cho biết, nhiệm vụ chủ yếu của các phường hiện nay là kiểm tra, lập các "hàng rào xanh" để giữ vững "vùng xanh an toàn", đảm bảo nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế.

Theo bà Hoa, đối với người dân trên địa bàn phường và những người cư trú trên địa bàn phường đa số đều đã được tiêm vaccine trước 15/9.

Từ sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, nhiều người lao động ngoại tỉnh cũng quay trở lại thành phố để tiếp tục công việc trước đây. Vừa qua, một số người lao động cũng đã được tiêm bổ sung. Hiện các tổ dân phố, cảnh sát khu vực cũng đang tiếp tục rà soát, thống kê những người này. "Đến khi có chương trình tiêm, chúng tôi sẽ cập nhật ngay để tiêm cho người dân" - bà Hoa cho hay.

Đối với vấn đề tiêm vaccine cho lao động ngoại tỉnh, Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn các đối tượng tiêm chủng.

Theo đó, những người lao động từ các địa phương khác đến Hà Nội làm việc mà chưa được tiêm, UBND phường, xã sẽ thống kê đầy đủ. Hiện Hà Nội đang chờ Bộ Y tế phân bổ nguồn vaccine, khi có sẽ tổ chức tiêm cho những người đăng ký.

Có thể bạn quan tâm

  • NÓNG: Từ 28/9, Hà Nội cho phép hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, trung tâm thương mại

    15:55, 27/09/2021

  • Hà Nội: Phòng dịch ở mức cao nhất, không lơ là, chủ quan

    07:52, 25/09/2021

  • Sáng 23/9, Hà Nội không ca mắc mới, đã tiêm gần 6,5 triệu mũi vaccine

    09:01, 23/09/2021

  • Hà Nội không nên nóng vội cấp "thẻ xanh" COVID-19?

    05:00, 23/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội mở cửa, cần cảnh giác với các chuỗi ca bệnh thuộc nhóm nguy cơ nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO