[HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ] Lại vào "top” ô nhiễm nhất thế giới!

Diendandoanhnghiep.vn Sau nhiều ngày được cải thiện, sáng nay (28/4), không khí ở thủ đô Hà Nội lại ô nhiễm trở lại gây lo lắng cho người dân.

Từ sáng nay, Hà Nội lại ô nhiễm nghiêm trọng khi hầu hết các điểm đo nội thành ở ngưỡng xấu – ngưỡng bắt đầu có hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Ghi nhận lúc 7h sáng nay, hơn 50 điểm đo của Hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air cho thấy, chất lượng không khí Hà Nội ở ngưỡng xấu với chỉ số chất lượng không khí từ 150-200.

Theo phân tích chỉ số, mức ô nhiễm này bắt đầu có hại cho sức khỏe mọi người, nhóm nhạy cảm như người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, người già, trẻ em nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

Ghi nhận vào lúc 7h10 ngày 28/4, trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air uy tín (do Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý) cho ra chỉ số AQI ở mức 183.

Ở mức này, những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Còn tại Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND thành phố Hà Nội ghi nhận vào lúc 9h2 ngày ngày 28/4, 6/11 điểm quan trắc chỉ số AQI ở mức 158-175.

Đối với mức này, nhóm nhạy cảm gặp phải các vấn đề về sức khỏe nhiều hơn, tránh hoạt động ngoài trời.

Theo PAM Air, các điểm quan trắc ở Hà Nội có chỉ số AQI chủ yếu là màu đỏ. Các tỉnh, thành phía Bắc như: Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Nguyên, Băc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương đều ở ngưỡng có hại cho sức khỏe.

Trong khi đó, theo AirVisual, ghi nhận lúc 9h08 phút, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội là 175, được xếp hàng ở vị trí ô nhiễm nhất thế giới, đứng trên cả Dhaka của Bangladesh, Trung Quốc, Uzbekistan,...

AirVisual, ghi nhận lúc 9h08 phút, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội là 175, được xếp hàng ở vị trí ô nhiễm nhất thế giới.

AirVisual, ghi nhận lúc 9h08 phút, chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội là 175, được xếp hàng ở vị trí ô nhiễm nhất thế giới.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, những ngày có chất lượng không khí từ ngưỡng xấu trở lên, người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, tập thể dục, làm việc ngoài trời.

Đồng thời, vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khỏi thuốc lá.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng và thay thế bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ. Nhóm nhạy cảm gồm người mắc bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tính, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng kể trên nghiêm ngặt hơn.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội kéo dài nhiều năm qua đã được ông Vũ Đăng Định - Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, xác định là do khí xả thải từ phương tiện giao thông; tình trạng đun bếp củi, than tổ ong còn tiếp diễn; vật liệu quản lý phá dỡ các công trình xây dựng, quá trình phá dỡ, vận chuyển chưa kiểm soát; mùi hôi thối rác thải chưa xử lý được; đốt rơm rạ còn nhiều; thu gom rác thải, bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các khu vực sản xuất vùng lân cận và tình trạng chuyển mùa...

Bên cạnh đó, ông Mai Trọng Thái - Chi cục trưởng Chi cục Tài nguyên và Môi trường cho biết thêm, ô nhiễm không khí có nguyên nhân khách quan là do thời tiết và biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nghịch nhiệt. 

Tuy nhiên, theo ông Thái, không khí ô nhiễm ở mức báo động không chỉ nằm ở nguyên nhân khách quan mà do các nguồn phát thải tăng, tác động từ đốt rơm rạ, thói quen đốt than tổ ong làm ảnh hưởng lớn đến tình trạng ô nhiễm không khí.

Chẳng hạn hiện theo thống kê, trên địa bàn có 55.000 bếp than tổ ong, mỗi ngày đốt tới 528 tấn than, phát thải ra môi trường 1.870 tấn khí CO2 , đây là nguồn gây ô nhiễm không nhỏ.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội cũng như tại Việt Nam chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2,5-loại bụi bằng 1/30 sợi tóc, có khả năng đi trực tiếp vào máu, gây ra nhiều bệnh về hô hấp và tim mạch.

Theo một nghiên cứu do quỹ Mirinda and Bill Gate tài trợ, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam năm 2018 do ô nhiễm môi trường là 71.000 người, trong đó 50.000 chết do ô nhiễm không khí.

Các nhà khoa học của Đại học Kinh tế Quốc dân ước tính thiệt hại của ô nhiễm không khí ở Việt Nam năm 2018 là 10,82-13,63 tỷ USD (tương đương từ 240.000 tỷ đồng) trở lên, tương đương 4,45%-5,64% GDP năm 2018.

Mặc dù nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã được xác định, mức độ nguy hại đối với sức khỏe con người liên tục được cảnh báo, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra cũng đã được xác định, các đơn vị liên quan cũng đã bắt tay vào các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này, thế nhưng tực tế, tình trạng không khí tại Hà Nội vẫn chưa được cải thiện.

Trong đợt giãn cách xã hội tháng 4, lượng người tham gia giao thông và các hoạt động sản xuất bị hạn chế giúp chất lượng không khí được cải thiện so với khoảng thời gian cùng kỳ các năm trước. 

Cụ thể, từ thời gian nửa cuối tháng 3 đến 10/4, giá trị thông số PM2.5 thấp hơn hẳn thời gian cùng kỳ những năm trước đó. Điều này cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao thông và hoạt động sản xuất có tác động đáng kể đến chất lượng không khí đô thị.

Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, trong tuần vừa qua, sở dĩ chất lượng không khí trong tuần vừa qua được cải thiện là bởi hầu hết các tỉnh, thành phố ở miền Bắc chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, phần lớn các ngày trong tuần đều có mưa. Tuy nhiên, khi thời tiết nắng nóng trở lại, ô nhiễm không khí lại tiếp tục xảy ra.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch ở Việt Nam cho rằng, việc cách ly xã hội với lượng tham gia giao thông giảm đến 80% song vẫn có thời điểm ô nhiễm cho thấy, cùng với nguồn giao thông, nhiều nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng khác của Hà Nội là xây dựng, cơ sở sản xuất, làng nghề, đặc biệt là hoạt động đốt không kiểm soát.

Từ đó, TS Hoàng Dưng Tùng cho rằng, cần phải có nhiều chính sách giảm thiểu ô nhiễm không khí từ nguồn giao thông và các nguồn khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [HÀ NỘI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ] Lại vào "top” ô nhiễm nhất thế giới! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713594526 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713594526 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10