Hà Tĩnh: Làng mộc Tràng Đình hối hả vào vụ Tết

Diendandoanhnghiep.vn Những ngày cuối năm, làng nghề mộc Tràng Đình ở xã Khánh Vĩnh Yên- huyện Can Lộc- tỉnh Hà Tĩnh đang hối hả với nhiều đơn hàng phục vụ tết Nguyên đán.

Thời điểm này, chỉ cần ghé thăm bất cứ gia đình nào trong làng cũng có thể cảm nhận được không khí làm việc khẩn trương, cả chủ lẫn thợ đều tất bật, chuẩn bị hàng phục vụ tết nguyên đán.

Làng nghề hơn 70 năm tuổi

Nghề mộc bắt đầu du nhập vào xã Khánh Vĩnh Yên từ năm 1950, nhưng đến tận bây giờ, các nghệ nhân có tuổi trong làng cũng không nhớ nổi ai là người đầu tiên đưa nghề này về với quê mình. Với bề dày truyền thống hơn 70 năm phát triển cùng với sự năng động trong việc du nhập các thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất đã góp phần rút ngắn thời gian, nâng cao năng suất và độ tinh xảo của sản phẩm mộc Tràng Đình. Đời sống của người dân cũng dần được nâng lên.

Những người thợ lành nghề trong làng, lớp thế hệ trước truyền lại kinh nghiệm cho lớp thế hệ đi sau lưu giữ những tinh hoa của nghề truyền thống. Hiện nay trong làng có khoảng gần 400 hộ thuộc 2 xóm Tràng Sơn và Đình Sơn tham gia sản xuất nghề mộc với hơn 500 lao động thường xuyên, trong đó có nhiều nghệ nhân, thợ giỏi và có tay nghề cao.

Người thợ có tâm với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ chạm khắc những nét hoa văn độc đáo. Ảnh: Bảo Yến

Người thợ có tâm với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ chạm khắc những nét hoa văn độc đáo. Ảnh: Bảo Yến



Đặc biệt, hằng năm cứ vào vụ Tết Nguyên đán, các cơ sở mộc trong làng nghề Tràng Đình phải huy động tối đa nhân lực làm việc, cần mẫn chạm khắc, đục đẽo các thớ gỗ tạo nên các sản phẩm đồ gỗ nội thất để phục vụ thị trường Tết. 

Anh Đặng Văn Toàn (SN 1992) trú tại xóm Tràng Sơn, xã Khánh Vĩnh Yên, Can Lộc, Hà Tĩnh – giám đốc công ty TNHH nội thất gỗ An Minh chia sẻ: “Phát huy giá trị truyền thống, nghiệp của cha ông tôi mạnh dạn thành lập công ty TNHH nội thất gỗ An Minh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trải qua nhiều khó khăn thì hiện hoạt động của công ty đã đi vào ổn định, tạo ra nhiều sản phẩm mang thương hiệu làng nghề mộc Tràng Đình đi khắp thị trường trong nước. Tạo việc làm thường xuyên cho hơn 25 lao động với thu nhập bình quân đạt 8-10 triệu đồng/tháng cho người lao động, giúp họ cải thiện cuộc sống”.

Anh Đặng Văn Toàn – Giám đốc công ty TNHH nội thất gỗ An Minh. Ảnh: Bảo Yến

Anh Đặng Văn Toàn – Giám đốc công ty TNHH nội thất gỗ An Minh. Ảnh: Bảo Yến

 Hiện nay, nhu cầu thị trường ngày càng ưa chuộng các mặt hàng đồ gỗ, mỹ nghệ nên cứ đến thời điểm cuối năm, ngoài các đơn hàng mộc dân dụng trang trí dịp Tết thì nhiều cơ sở lớn còn nhận cả thi công, lắp đặt nội thất nhà ở trị giá lên đến tiền tỷ, đây là điều mà địa phương hết sức vui mừng khi làng mộc Tràng Đình ngày càng phát triển, khởi sắc.

Các mẫu mã chính của mộc Tràng Đình chủ yếu là các mặt hàng như: bàn, ghế, giường, tủ, bàn phấn, kệ tivi, hàng thờ cúng…Đồ gỗ Tràng Đình được làm hết sức khéo léo, cầu kỳ từ khâu chọn nguyên liệu, đến khâu chạm khắc và hoàn thiện. Những người thợ lành nghề với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ chạm khắc những nét hoa văn độc đáo hay hình những con rồng, con phượng…, tạo thành những sản phẩm gỗ mỹ nghệ đạt chất lượng cao.

Đồ gỗ Tràng Đình được làm hết sức khéo léo, cầu kỳ. Ảnh: Bảo Yến

Mộc Tràng Đình thời gian qua đã tạo dựng được uy tín trên thị trường. Những sản phẩm đồ gỗ tại đây được sản xuất để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như kiểu dáng. Gỗ Tràng Đình hầu hết được nhập khẩu, có nguồn gốc từ Châu Phi, Lào và Campuchia trong đó tỷ lệ có nguồn gốc Châu Phi chiếm đa số (80%).

Sản phẩm mộc Tràng Đình ngày càng tinh xảo và đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Ảnh: Bảo Yến

Sản phẩm mộc Tràng Đình ngày càng tinh xảo và đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Ảnh: Bảo Yến

Phát triển làng nghề, mở rộng thị trường

Với lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao, làng mộc Tràng Đình đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô. Máy móc thiết bị của các cơ sở sản xuất và chế biến tại Tràng Đình ngày càng được trang bị theo nhu cầu của cơ sở sản xuất và phù hợp với quy mô và hiệu quả của quá trình sản xuất. Trước đây, nhiều hộ gia đình sản xuất thủ công nhiều. Đến thời điểm hiện tại, toàn xã có hơn 800 máy cưa, xẻ, chế biến gỗ lớn, nhỏ và hệ thống phun sơn, máy tiện bằng vi tính, máy góc lượn… Ngoài ra, được cấp phép cho chế biến gỗ và công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2014 đã trở thành động lực để người dân Tràng Đình yên tâm phát triển nghề. 

Vào thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm đồ gỗ tăng mạnh nhất, tăng khoảng 70% so với trung bình các tháng trong năm. Ảnh: Bảo Yến

Vào thời điểm cuối năm, nhu cầu mua sắm đồ gỗ tăng mạnh nhất, tăng khoảng 70% so với trung bình các tháng trong năm. Các hộ làm nghề mộc ở Tràng Đình đã mạnh dạn đầu tư máy móc để cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Ảnh: Bảo Yến

Tại Tràng Đình, hầu hết các hộ gia đình lấy nơi cư trú làm xưởng sản xuất, chỉ có một số hộ gia đình có xưởng tách biệt khỏi nơi cư trú. Nơi đây đang dần được xem là khu vực kinh tế trọng điểm của huyện Can Lộc bởi chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp nơi đây đã biết vận dụng cơ chế thị trường, thành thạo buôn bán, cho nên nhiều người thợ đã mạnh dạn đứng lên lập doanh nghiệp, vươn mạnh ra thị trường trong nước.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, làng nghề mộc Tràng Đình hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động. Sản phẩm của làng được làm từ gỗ, phải trải qua các công đoạn xẻ gỗ, bào, phay, đục, phun sơn... trong quá trình làm người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, tiếng ồn, mùi hóa chất từ sơn, đánh bóng sản phẩm.

Việc áp dụng máy móc vào sản xuất tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nếu như người làm không nắm vững nguyên lý, cách sử dụng, chú trọng tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn. 

Mặc dù có sự cạnh tranh khốc liệt của các làng nghề mộc khác trên cả nước, nhưng với tình yêu nghề, sự  sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, các sản phẩm của làng nghề mộc Tràng Đình sẽ luôn đứng vững trên thị trường trong thời kỳ hội nhập.

Hy vọng làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh nói chung và làng mộc Tràng Đình nói riêng sẽ phát huy được những lợi thế vốn có để đứng vững trước áp lực của thị trường. Sản phẩm mộc Tràng Đình sẽ ngày càng vươn xa hơn, khẳng định vị thế và thương hiệu với du khách và bạn bè quốc tế. Phát huy giá trị truyền thống bằng hướng đi đúng đắn, mộc Tràng Đình đang góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và còn chính là cách để giữ gìn, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú bản sắc cho mỗi vùng quê.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Làng mộc Tràng Đình hối hả vào vụ Tết tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714068239 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714068239 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10