Hạ viện Mỹ vừa thông qua Dự luật siết chặt đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc sở hữu công nghệ Mỹ thông qua M&A.
Dự luật nói trên đã được Hạ viện Mỹ thông qua với 400 phiếu thuận và 2 phiếu chống. Dự luật này sẽ trao thêm cho Ủy ban Đầu tư nước ngoài Mỹ (CFIUS) những quyền hạn trong việc quản lý, giám sát các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
09:36, 08/06/2018
18:44, 27/05/2018
07:45, 20/05/2018
15:22, 17/06/2018
05:03, 05/04/2018
14:32, 15/07/2017
08:30, 16/06/2018
04:32, 16/06/2018
11:06, 15/06/2018
Bên cạnh đó, CFIUS còn được quyền xem xét, kiểm soát cả những cổ đông thiểu số tại các doanh nghiệp Mỹ. Ngoài ra, Dự luật cũng cho phép CFIUS giám sát những khoản đầu tư có nguy cơ làm lộ dữ liệu nhạy cảm của các tổ chức, cá nhân Mỹ với nước ngoài, hoặc tiết lộ thông tin nhạy cảm về cơ sở hạ tầng, như mạng viễn thông, công nghệ cao...
Giới chuyên gia cho rằng, trên thực tế, Dự luật này nhằm đối phó với hoạt động thương mại không công bằng và sở hữu trí tuệ không lành mạnh của Trung Quốc, mà Mỹ đã lên án mạnh mẽ trong thời gian qua.
Không chỉ ban hành luật để đối phó với hoạt động đầu tư của Trung Quốc, Mỹ còn áp thuế quan đối với nhiều hàng hóa của Trung Quốc và hạn chế các hoạt động đầu tư của các một số tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei, ZTE,...
Ông Robert Pittenger, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa, cho biết: Dự luật này sẽ siết chặt các hoạt động đầu tư nước ngoài, qua đó có thể ngăn chặn những công nghệ quân sự của Mỹ được chuyển giao cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số Thượng nghị sỹ của cả đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ lo ngại, việc siết chặt đầu tư nước ngoài của Mỹ sẽ đẩy dòng vốn đầu tư của Trung Quốc sang châu Âu. Theo đó, họ đã chất vấn Đại diện chính quyền Tổng thống Trump có khuyến cáo các quốc gia châu Âu thông qua Dự luật tương tự như Mỹ.
Ông Wess Mitchell, cố vấn phụ trách các vấn đề châu Âu của Tổng thống Trump cho biết: "Chúng tôi đang đối thoại với các nước đồng minh ở Trung và Đông Âu tìm kiếm giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động đầu tư nước ngoài".
"Vốn đầu tư của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu đã và đang tăng mạnh. Trong giai đoạn 2015- 2017, tổng nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc tại khu vực này ước tính khoảng trên 24,19 tỷ USD", ông Mitchelle cho biết.