Hải Dương: Tạo bước đột phá cho chương trình OCOP

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, Hải Dương đã triển khai thực hiện sản phẩm OCOP đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tạo sức bật phát triển kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh.

Năm 2020, tỉnh Hải Dương có 10 huyện, thành phố, thị xã có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Tỉnh có 2 sản phẩm đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao, gồm bánh đậu xanh Rồng vàng Hoàng Gia của Công ty cổ phần Hoàng Giang (TP. Hải Dương) và vải tươi Queen Thanh Hà Lychee của Công ty cổ phần Ameii Việt Nam (huyện Thanh Hà). Các sản phẩm trên được sử dụng nhãn hiệu OCOP, thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm và chủ sở hữu sản phẩm được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Bánh đa cá rô đồng Khánh Thọ, sản phẩm OCOP của tỉnh Hải Hương

Bánh đa cá rô đồng Khánh Thọ, sản phẩm OCOP của tỉnh Hải Hương

Đến nay, Hải Dương đã có 73 sản phẩm OCOP (2 sản phẩm kể trên là đại diện của tỉnh tham gia bình chọn sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia). Trong đó, có 37 sản phẩm 3 sao và 36 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm trên được sử dụng nhãn hiệu OCOP, thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm và chủ sở hữu sản phẩm được hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Hải Dương có nhiều làng nghề truyền thống, cùng các đặc sản, nông sản nổi tiếng mang thương hiệu, nét đặc trưng riêng. Để tạo bước đột phá từ cho chương trình OCOP, UBND tỉnh Hải Dương vừa trích gần 1,6 tỷ đồng từ nguồn sự nghiệp nông, lâm nghiệp và phòng chống lụt bão năm 2021 để hỗ trợ cho chương trình OCOP. Nguồn kinh phí trên dùng để tổ chức khảo sát, thẩm định, đánh giá sản phẩm tham gia OCOP; ban hành tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền về OCOP. Hỗ trợ phát triển 3 cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP và thực hiện chuẩn hóa 1 sản phẩm mới. Ngoài ra, tiền thưởng cho các sản phẩm được công nhận 5 sao, 4 sao, 3 sao cũng được lấy từ nguồn hỗ trợ này.

Sản phẩm Rươi Tứ Kỳ được đông đảo người tiêu dùng đón nhận

Sản phẩm rươi Tứ Kỳ được đông đảo người tiêu dùng đón nhận

Để thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn bền vững. Đây cũng là giải pháp để thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế, tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của địa phương.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Sẫm – Bí thư huyện Tứ Kỳ cho biết: nghề khai thác rươi có từ lâu. Rươi của huyện được phân phối đi các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP.HCM và xuất khẩu. Hiện toàn huyện có khoảng 500 ha diện tích khai thác rươi, tập trung ở các xã ven sông Thái Bình như An Thanh, Cộng Lạc, Nguyên Giáp, Quang Trung, Bình Lăng. Sản phẩm rươi cấp đông của huyện Tứ Kỳ được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Sau khi được chứng nhận, khách hàng trong và ngoài tỉnh đến tìm mua nhiều hơn.

Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương tham gia chương trình OCOP

Các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương tham gia chương trình OCOP

Ông Phạm Xuân Luận, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp xã An Thanh chia sẻ, sau khi được chứng nhận OCOP, nhiều khách hàng đã tin tưởng sản phẩm rươi của HTX hơn vì biết rõ nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất.

Sản phẩm cải bắp của HTX Tân Minh Đức (huyện Gia Lộc) đã được UBND tỉnh Hải Dương chứng nhận đạt 4 sao. Chứng nhận này đã giúp cải bắp của HTX tiêu thụ thuận lợi hơn trong các siêu thị, cửa hàng tiện ích… Năm nay, HTX đã chủ động hoàn thiện hồ sơ OCOP cho sản phẩm dưa thơm vân lưới.

Ông Hoàng Anh Thư, Phó Giám đốc HTX Tân Minh Đức cho biết, Chương trình OCOP là đòn bẩy để thúc đẩy các HTX nông nghiệp nói chung và HTX Tân Minh Đức nói riêng đầu tư cho sản phẩm lợi thế. Với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, OCOP đã trao thêm cơ hội cho các HTX để có thể thay đổi cả về chất và lượng.

Năm 2021, Hải Dương phấn đấu toàn tỉnh sẽ có ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao, 20 sản phẩm đạt 4 sao và 30 sản phẩm đạt 3 sao. Tỉnh cũng xác định, hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới; Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cho các bên tham gia Chương trình OCOP; Nâng cao năng lực bộ máy quản lý thực hiện Đề án OCOP từ tỉnh đến cơ sở; nâng cao nhận thức cho người dân về Chương trình OCOP.

Để nâng cao hiệu quả Chương trình OCOP, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án OCOP” năm 2021. Theo kế hoạch này, UBND tỉnh hải Dương sẽ hỗ trợ kinh phí thưởng cho các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên nhằm khuyến khích, động viên các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, tạo phong trào sâu, rộng trong nhân dân về chương trình. Cụ thể sẽ hỗ trợ kinh phí thưởng cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Theo đó, sản phẩm đạt 5 sao sẽ được thưởng 30 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm đạt 4 sao được thưởng 20 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm đạt 3 sao được thưởng 10 triệu đồng/sản phẩm.

Sản phẩm khoai sọ tham gia chương trình OCOP Hải Dương

Sản phẩm khoai sọ tham gia chương trình OCOP của tỉnh Hải Dương

Cũng theo kế hoạch, UBND tỉnh Hải Dương sẽ hỗ trợ khảo sát, tư vấn xây dựng hồ sơ, tem bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xúc tiến thương mại… cho 1 sản phẩm hoàn chỉnh; Hỗ trợ kinh phí để thực hiện xác lập quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ để duy trì và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu, mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố chất lượng, kiểm tra chất lượng dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP (70 cơ sở); Hỗ trợ hoàn thiện quy cách đóng gói, thiết kế, in bao bì, nhãn mác cho các chủ thể sản xuất có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (30 cơ sở).

Đồng thời, Kế hoạch cũng hỗ trợ mua máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp cho 6 dự án; Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho 2 dự án. UBND tỉnh Hải Dương tiếp tục hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gồm: 9 Kế hoạch đã phê duyệt năm 2020 (hỗ trợ nội dung thực hiện trong năm 2021) và 3 Kế hoạch mới năm 2021; Hỗ trợ Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho 2 dự án năm 2021; Hỗ trợ các điểm trưng bày, cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP đối với 3 điểm trưng bày/cửa hàng.

Để nâng cao hiệu quả OCOP, Hải Dương tập trung hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm có thế mạnh của các địa phương, phát triển các sản phẩm đăng ký mới; hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho các bên tham gia, tập trung tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền. Cùng đó, tỉnh xây dựng và triển khai chính sách khoa học, công nghệ đối với các sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng, triển khai. Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX sản xuất sản phẩm OCOP. Hải Dương cũng sẽ mở rộng đối tác hỗ trợ thực hiện đề án OCOP như: Các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm; viện, trường đại học, nhà khoa học; hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; ngân hàng...

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Tạo bước đột phá cho chương trình OCOP tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711629416 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711629416 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10