Hai kịch bản tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm

Diendandoanhnghiep.vn VDSC đưa ra hai kịch bản tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm lần lượt 6,6%-6,9%.

Theo số liệu công bố từ Tổng cục thống kê (GSO), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% YoY trong quý 2/2018. Tính chung 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt mức 7,1% YoY, mức cao nhất kể từ năm 2011.

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 3,9% YoY trong khi ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ lần lượt tăng trưởng 9,1% YoY và 7,0% YoY.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhìn lại và đánh giá bối cảnh nền kinh tế trong thời gian qua, Ban Chiến lược, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng có 3 điểm đáng lưu ý.

Một là, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản – bệ đỡ của nền kinh tế đã và đang hồi phục mạnh mẽ trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp sang thị trường Trung Quốc đã tăng 36% YoY trong năm 2017 trong khi những vấn đề về ô nhiễm môi trường đã dần lắng dịu.

Hai là, khu vực sản xuất công nghiệp đang trong giai đoạn chuyển mình nhờ các doanh nghiệp lớn Việt Nam đang mạnh dạn đầu tư vốn trong khi các tập đoàn FDI vẫn “giữ vững phong độ”.

Ba là, niềm tin người tiêu dùng ngày càng cao đang là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế và giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Theo VDSC, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, bệ đỡ của nền kinh tế, không ngừng hồi phục và đang có những bước chạy đà hoàn hảo. Lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng 3,3% YoY, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung, trong khi lĩnh vực thủy sản tăng trưởng 6,4% YoY, mức cao nhất trong 8 năm trở lại đây.

Doanh thu xuất khẩu một số mặt hàng trọng yếu, gồm hàng thủy sản; hàng rau, củ, quả và gạo tăng mạnh và lần lượt đạt 3,2; 1,7 và 1,5 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu gạo hơn cùng việc thắng thầu tại thị trường Indonesia, Philippines là động lực chính giúp kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo tăng mạnh 40% YoY.

Trong khi đó, điểm nhấn của kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp, tăng trưởng 9,3% YoY trong 6 tháng đầu năm, cao hơn mức 7,0% YoY và 5,4% YoY trong năm 2016 và 2017. Hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn đóng góp chính và tăng trưởng 13% YoY, mức cao nhất trong 7 năm qua.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp cũng tăng 11,9% YoY, cao hơn mức 8,4% YoY trong nửa đầu năm 2017. Các ngành sản xuất thép, xe có động cơ, dược phẩm, đồ uống, dệt may có chuyển biến tích cực so với 1 năm trước đó. 

Vẫn theo VDSC, nhu cầu tăng cao cùng với điều kiện sản xuất-kinh doanh cải thiện là những lý giải thuyết phục cho việc chỉ số sản xuất PMI của Việt Nam tăng đột biến lên 55,7 điểm trong tháng 6 từ mức 53,9 điểm tháng trước đó. Khảo sát thực hiện bởi Nikkei cho thấy sự tăng trưởng sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đã mang đến nhiều cơ hội việc làm hơn cho cộng đồng.

“Chúng tôi cho rằng ngành sản xuất của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình và động lực tăng trưởng mạnh mẽ sẽ tiếp tục được duy trì trong 2 năm tới. Bên cạnh vai trò “không thể chối cãi” của các doanh nghiệp FDI, sau thời gian tích tụ tư bản các tập đoàn đa ngành nội địa đang đẩy mạnh đầu tư nhằm sản xuất các mặt hàng thay thế sản phẩm nhập khẩu”. – VDSC cho biết.

Ví dụ như nhà máy lọc dầu Nghi sơn và Dung Quất sẽ cung cấp 60% nhu cầu xăng dầu của các nước trong thời gian tới. Bên cạnh đó, từng giai đoạn của tổ hợp thép Hòa Phát-Dung Quất sẽ lần lượt hoạt động vào tháng 1 và tháng 8/2019, qua đó cùng với Formosa cung cấp nguồn thép chất lượng cao cho thị trường. Dự án tốn nhiều mực của báo giới, Vinfast, dự tính sẽ đưa sản phẩm mới ra thị trường vào cuối năm 2018.

Với chiến lược trọng tâm khai thác thị trường nội địa, VDSC tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong giai đoạn 2019-2020.

Hiện tại, chi tiêu dùng đang chiếm trên 60% GDP. Trong nửa đầu năm 2018, doanh thu hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng 8,2% YoY và trở thành điểm sáng trong khu vực dịch vụ. Ngày càng nhiều các nhà băng và công ty bảo hiểm tập trung vào mảng bán lẻ trong khi các khoản vay mua nhà với lãi suất thấp đang hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp bất động sản trong trung hạn.

Theo báo cáo nghiên cứu thực hiện bởi Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tự tin vào triển vọng thu nhập trong tương lai. Sau khi trừ đi các khoản tiết kiệm cho tương lại, người Việt sẵn sàng chi tiêu cho các gói bảo hiểm y tế cao cấp, sửa chữa nhà cửa và đi du lịch.

Theo phân tích của VDSC, nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận hai nhân tố quan trọng đó là sự phát triển của khu vực phi nhà nước và niềm tin người tiêu dùng ngày càng gia tăng.

Việc đẩy mạnh tư nhân hóa khối DNNN đang giúp gia tăng tỷ lệ vốn đầu tư tư nhân, hiện tại chiếm 41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, mức cao nhất trong lịch sử. Ngoài ra, các tập đoàn đa ngành Việt Nam cũng thể hiện rõ tham vọng đầu tư vào các ngành sản xuất nhằm thay thế sản phẩm nhập khẩu. Hầu hết các dự án đang trong giai đoạn xây dựng, do đó sẽ có tác động mạnh trong các năm tới.

“Trong khi đó, thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều mảnh đất màu mỡ khi thu nhập và niềm tin người tiêu dùng tăng cao. Do đó, chúng tôi khá tự tin với kịch bản tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm sẽ đạt 6,6%-6,9% YoY”. – phân tích từ VDSC cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hai kịch bản tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713493662 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713493662 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10