Dự án đường 100m Lạch Tray - Hồ Đông cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn phương án cụ thể trong năm 2022.
>>>Doanh nghiệp cũng là nạn nhân của dự án treo
>>>“Căn bệnh” lãng phí: Gánh nặng từ các dự án “treo”, chậm triển khai
Đó là yêu cầu của Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng Phạm Văn Lập tại Kỳ họp thứ 4 khoá XVI vừa qua. Đồng thời, yêu cầu thông báo rõ để nhân dân được biết, giảm thiểu những ảnh hưởng tới cuộc sống nhân dân.
Tại kỳ họp, đại biểu Nguyễn Anh Tuân phản ánh tuyến đường 100m Lạch Tray – Hồ Đông kéo dài quá lâu gây bức xúc trong nhân dân và đặt câu hỏi, dự án có thực hiện không và khi nào sẽ thực hiện. Đề nghị thành phố nêu rõ lộ trình thực hiện.
Ông Nguyễn Thành Long – Giám đốc Sở KHĐT Hải Phòng cho biết, dự án đường 100m Lạch Tray – Hồ Đông được lập từ năm 2007 với tổng mức đầu tư lên tới gần 4.400 tỷ đồng nhưng đến nay khối lượng công việc thực hiện mới đạt 359 tỷ đồng. Do dự án kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, pháp luật về đầu tư có nhiều thay đổi, chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Thương mại đầu tư, phát triển đô thị đang trong quá trình cổ phần hoá và theo quy định mới không thể tiếp tục là chủ đầu tư, nguồn lực đầu tư bằng nguồn ngân sách cũng khó khăn.
Từ năm 2016 đến nay, UBND TP Hải Phòng đã có nhiều phương án giải quyết, cụ thể là chỉ đạo xây dựng 3 phương án gồm giữ nguyên quy mô tuyến đường với mặt cắt 100m, giảm quy mô còn mặt cắt 50,5m, giảm còn 35m…
Theo đề xuất của Sở KHĐT, nên giữ quy mô 35m tương đương với đường Hồ Sen – Cầu Rào 2, tương đương với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (35m), đường liên phường (40m), đường Lê Hồng Phong (64m), đường Đông Khê 2 (25m) đang thời tính toán khả năng khai thác quỹ đất bên đường còn trống (đất nông nghiệp và ít dân cư sinh sống), có khả năng từ 5-6 vị trí với diện tích khoảng từ 50-60ha để đấu thầu hoặc đấu giá, tăng thu cho ngân sách thành phố.
Tuy nhiên, với quy mô như vậy cũng cần tới nguồn vốn hơn 4.300 tỷ đồng. Do đó, việc lựa chọn phương án, phân kỳ đầu tư cần phải tình toán kỹ lưỡng, trên tổng thể về khả năng cân đối ngân sách đầu tư công trung hạn, tính toán lưu lượng xe, khả năng khai thác quỹ đất bên đường, tác động đến các hộ dân đang sinh sống tại khu vực ảnh hưởng của dự án.
Trước đó, Diễn đàn Doanh nghiệp đã liên tục thông tin về dự án “treo bền vững” đường 100m Lạch Tray – Hồ Đông. Gần 15 năm trôi qua, tuyến đường rộng 100m nối từ đường Lạch Tray đến Hồ Đông vẫn chỉ là những ý tưởng còn nguyên vẹn trên giấy. Người dân khốn đốn với quy hoạch "treo".
Năm 2006, Khu đô thị mới Ngã Năm - Sân bay Cát Bi được hình thành với khả năng mở rộng thêm các tuyến đường mới, xóa bỏ thế giao thông đơn điệu ngang dọc, đồng thời làm nền tảng để phát triển thêm nhiều đô thị vệ tinh mới. Theo hướng đó, dự án xây dựng mới tuyến đường rộng 100m nối từ đường Lạch Tray đến Hồ Đông kết nối hoàn chỉnh với khu đô thị trên đã được phê duyệt.
>>“Căn bệnh” lãng phí: Gánh nặng từ các dự án “treo”, chậm triển khai
>>Doanh nghiệp cũng là nạn nhân của dự án treo
Tuy nhiên, cho đến nay tiến độ kiểm kê bồi thường giải phóng mặt bằng dường như chỉ nhúc nhích. Dự án được triển khai thực hiện hơn 10 năm nay nhưng mới thu hồi được hơn 41 ha trên tổng số hơn 230 ha. Diện tích giải phóng mặt bằng xong chủ yếu là tuyến đường trục, còn khu đô thị hầu như chưa triển khai, do nguồn vốn ngân sách cấp rất ít không đáp ứng đủ nhu cầu.
Dự án có tổng mức đầu tư trên 4.300 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhưng sau hơn 10 năm, dự án mới được bố trí hơn 120 tỷ đồng vốn (tương đương khoảng 3% vốn thực hiện dự án).
Có thể bạn quan tâm
Vì sao Hà Nội khó thu hồi dự án treo?
16:00, 10/12/2021
Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài cuối): Bao giờ dân được an cư?
04:38, 29/10/2021
Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài 2): Dự án mới “vây” dự án treo
07:47, 28/10/2021
Hệ lụy từ dự án treo Đà Nẵng (Bài 1): Nhiều thiệt thòi cho dân
07:35, 26/10/2021