Thống nhất chủ trương xây dựng thành phố thuộc thành phố Hải Phòng

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Nội vụ vừa thống nhất chủ trương xây dựng đề án thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân số của huyện Thủy Nguyên.

Bộ Nội vụ đề nghị UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo Sở Nội vụ, các cơ quan liên quan và UBND huyện Thủy Nguyên đánh giá các điều kiện, tiêu chuẩn về thành lập thành phố theo quy định để xây dựng hồ sơ, đề án đảm bảo đúng quy định. Khi xây dựng đề án cần lồng ghép việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.

Cầu Hoàng Văn Thụ kết nối huyện Thủy Nguyên với quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng

Cầu Hoàng Văn Thụ kết nối huyện Thủy Nguyên với quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng

Theo Tờ trình của UBND thành phố Hải Phòng gửi Bộ Nội vụ về việc báo cáo thống nhất chủ trương xây dựng đề án thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên, so sánh với 5 tiêu chuẩn để thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, huyện Thủy Nguyên cơ bản đạt được 5 tiêu chuẩn về dân số, diện tích, số đơn vị  hành chính cấp xã trực thuộc, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đối với 1 tiêu chí về cân đối thu chi ngân sách trong tiêu chuẩn thứ 5: cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội chưa đạt theo quy định, UBND TP Hải Phòng sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND huyện Thủy Nguyên tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu trong năm 2021 phải đạt theo quy định.

So sánh quy định tiêu chuẩn đạt của phường thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, huyện Thủy Nguyên hiện có 18/37 (48,7%) xã đạt tiêu chuẩn phường thuộc thành phố. Do vậy, trong quá trình thực hiện xây dựng đề án thành lập thành phố sẽ thực hiện sắp xếp môt số xã, thị trấn thuộc huyện Thủy Nguyên đảm bảo tiêu chuẩn của phường đạt tỷ lệ 65% trở lên là phường theo quy định (dự kiến thành lập 18 phường/27 xã, phường, đạt tỷ lệ phường 67%).

Chủ trương xây dựng đề án sẽ đáp ứng được các yêu cầu: thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 45-NQ-TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26/11/2019 của Chính phủ và Chương trình hành động số 76-Ctr/TU ngày 8/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy; không làm tăng số lượng đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và biên chế hiện có của huyện Thủy Nguyên và giảm được đơn vị hành chính cấp xã. Đồng thời đáp ứng yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, theo đó đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ thành lập thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên, trở thành trung tâm hành chính - chính trị của thành phố Hải Phòng, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, giải trí, giáo dục của thành phố Hải Phòng cũng như vùng duyên hải Bắc Bộ.

 KĐT Bắc Sông Cấm có quy mô diện tích khoảng 324 ha

KĐT Bắc Sông Cấm có quy mô diện tích khoảng 324 ha

Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, từ 2016 – 2020 huyện Thủy Nguyên đã được đầu tư hơn 26.690 tỷ đồng. Trong đó trên 14.841 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công phục vụ cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: xây dựng hạ tầng kỹ thuật KĐT mới Bắc Sông Cấm, các dự án hạ tầng giao thông, chương trình nông thôn mới... Khoảng 11.849 tỷ đồng nguồn vốn ngoài ngân sách và FDI đầu tư cho các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

Từ 2021 – 2025, Hải Phòng dự kiến sẽ hướng đầu tư trên địa bàn huyện Thủy Nguyên khoảng 141.399 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư công là 33.261 tỷ đồng và nguồn vốn ngoài ngân sách hơn 108.138 tỷ đồng. Vốn đầu tư công sẽ được tập trung cho các dự án hạ tầng giao thông quan trọng đối nội và đối ngoại kết nối Thủy Nguyên với trung tâm hành chính cũ và các tỉnh trong vùng; các dự án hạ tầng kỹ thuật KĐT mới và khu kiến trúc Bắc Sông Cấm...

Vốn ngoài ngân sách và vốn đầu tư FDI tiếp tục tập trung vào các dự án hạ tầng đô thị và công nghiệp. Trong đó, tập trung vào một số dự án lớn như: xây dựng dự án KĐT VSIP Hải Phòng; KĐT mới Green River (xã Hoa Động); KĐT mới Hoàng Huy New City (xã Tân Dương và Dương Quan); dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Thủy Nguyên; dự án đầu tư hạ tầng các CCN Kiền Bái, Kênh Giang…

Cũng theo ông Tùng, khi huyện Thủy Nguyên được nâng cấp thành đô thị, TP Hải Phòng sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư các cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, hệ thống trường học, bệnh viện, các trung tâm thương mại, các khu dịch vụ, các công trình công ích...

Trước đó, ngày 24/11/2020, Thành ủy Hải Phòng ban hành thông báo số 42 thông báo ý kiến của Ban thường vụ Thành ủy về chủ trương xây dựng đề án thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên. Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý chủ trương xây dựng đề án thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên. Đồng thời, giao Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo xây dựng đề án theo quy định, phù hợp với định hướng phát triển thành phố theo Nghị quyết 45 ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hải Phòng lần thứ 16 nhiệm kỳ 2020-2025.

Ngày 4/12/2020, UBND TP Hải Phòng đã ban hành văn bản số 7715 về chủ trương xây dựng đề án thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thống nhất chủ trương xây dựng thành phố thuộc thành phố Hải Phòng tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711650528 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711650528 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10